Bitcoin sở hữu tính chất giống vàng: không thể tạo ra một cách đơn giản mà bắt buộc phải “khai thác”. Những người “đào” Bitcoin được gọi là “thợ mỏ”. Sau khi hoàn thành một khối, một lượng Bitcoin nhất định sẽ là phần thưởng cho những máy tính tham gia quá trình xác thực.

Bao giờ thì số Bitcoin được “khai thác” hết?

Bitcoin cũng có giới hạn về mặt số lượng. Không giống bất kỳ loại tiền nào khác, trong đó có các loại tiền tệ hợp pháp có thể in tiếp theo chỉ định của ngân hàng trung ương, lập trình viên bí ẩn Satoshi Nakamoto đã giới hạn nguồn cung Bitcoin ở mức 21 triệu đồng. Chính nguồn cung hạn chế này khiến nó trở nên khan hiếm, hỗ trợ cho việc tăng giá trong tương lai.

Để đảm bảo con số này, trung bình cứ 10 phút thì một khối mới trong chuỗi khối (blockchain) sẽ được tạo ra.

Bên cạnh đó còn có một quy tắc khác được gọi là Bitcoin halving. Cứ sau 210.000 khối, tương đương khoảng 4 năm, lượng Bitcoin phần thưởng cho việc tạo khối sẽ bị giảm đi một nửa. Như vậy, tốc độ tạo ra Bitcoin mới sẽ ngày càng chậm.

Theo số liệu từ Bitbo, đồng Bitcoin thứ 19 triệu đã được đào. Với số lượng Bitcoin giới hạn ở mức 21 triệu đồng, chỉ còn 2 triệu Bitcoin chưa được khai thác. Tuy nhiên, lượng Bitcoin còn tồn tại và lưu hành là ít hơn, bởi gần 20% đã bị mất khi người dùng đánh mất khóa bí mật hoặc ổ cứng lưu trữ. Chỉ số Hashrate (đơn vị đo lường độ khó trong việc khai thác) cũng đang ngày một tăng. Điều này cho thấy Bitcoin vẫn chỉ dành cho một lượng nhỏ dân số trên toàn thế giới.

Do quy tắc Bitcoin halving, gần 3 triệu Bitcoin còn lại sẽ mất một thời gian rất dài để “đào” hết. Trong khi 18,5 triệu Bitcoin ban đầu được đào trong hơn 10 năm, thì đồng Bitcoin cuối cùng có thể tạo ra sẽ rơi vào khoảng năm 2140, tức là hơn 100 năm nữa.

Tương lai của những thợ đào Bitcoin

Vậy sau khi đồng Bitcoin cuối cùng đã được đào, liệu những “thợ mỏ” có còn thu được lợi nhuận hay không? Câu trả lời là có.

Các thợ đào đóng vai trò không thể thiếu trong việc tạo ra token Bitcoin; họ phải giải quyết mật mã để xác minh và xác thực một khối giao dịch. Khi giải quyết xong phần của họ, các thợ đào sẽ nhận được một phần thưởng. Bên cạnh việc được thưởng Bitcoin mỗi khi hoàn thành một khối, thì những thợ mỏ còn được thanh toán chi phí xử lý và xác thực giao dịch.

Con số phí giao dịch này hiện nay rất nhỏ, chỉ vài trăm USD/khối, không đáng là bao so với giá trị Bitcoin. Nói cách khác, mục tiêu của những thợ đào Bitcoin bây giờ là số Bitcoin được thưởng sau khi hoàn thành mỗi khối.

Tuy nhiên, rào cản lớn nhất đối với những người khai thác chính là quy tắc Bitcoin halving khiến số tiền mà mỗi thợ mỏ nhận được trở nên ít đi.

Cụ thể, vào năm 2012, nó đã giảm một nửa xuống còn 25 Bitcoin và sau đó giảm xuống còn 12,5 đồng vào năm 2016. Cho đến tháng 5/2020, các thợ đào chỉ kiếm được 6,25 đồng cho mỗi khối mới.

Quá trình khai thác đòi hỏi việc giải các câu đố toán học phức tạp, yêu cầu các phần cứng tính toán bậc cao (như GPU và CPU) tiêu thụ một lượng lớn năng lượng. Các thợ đào sử dụng số tiền họ kiếm được từ phần thưởng để bù đắp chi phí khai thác, từ đó tạo ra lợi nhuận.

Nhưng khi phần thưởng giảm đi một nửa sau mỗi bốn năm, chi phí vận hành hoạt động cuối cùng cũng sẽ vượt quá phần thưởng dành cho thợ đào. Kết quả, có thể phần thưởng đối với họ sẽ không còn đủ hấp dẫn, và rất nhiều thợ mỏ sẽ từ bỏ.

Ngược lại, phí giao dịch sẽ tăng dần lên vì chỉ có một lượng giao dịch giới hạn có thể được xác nhận sau mỗi 10 phút. Mặc dù điều này có thể bù đắp phần nào cho các thợ đào, nhưng số lượng giao dịch phụ thuộc vào trạng thái mạng trong tương lai.

Và đến khi Bitcoin mới không còn được tạo ra nữa, thì phần thưởng cho việc hoàn thành khối Bitcoin chính là mức phí giao dịch, từ đó, phí xử lý giao dịch có thể tăng gấp nhiều lần. Chừng nào còn giao dịch mua, bán Bitcoin, thì những khối mới sẽ được tạo ra, và thợ đào sẽ còn được nhận tiền.

Ông Satoshi Nakamoto cũng đã hình dung đến viễn cảnh này, khi viết trong sách trắng về Bitcoin. “Khi lượng tiền mã hóa xác định từ đầu đều đã được lưu thông, thì phần thưởng sẽ chuyển đổi hoàn toàn thành phí giao dịch và sẽ không hề có lạm phát”, lập trình viên bí ẩn này khẳng định. Tuy nhiên, đó là tương lai hơn 100 năm nữa.

Còn đối với các nhà đầu tư Bitcoin thì sao?

Với các nhà đầu tư Bitcoin, những người giao dịch để kiếm lời, thì việc lượng đồng tiền mã hóa này bị giới hạn sẽ là tin mừng cho họ. Bitcoin càng khan hiếm, giá của mỗi đồng sẽ càng cao.

Thực tế, sau 3 lần halving gần nhất, diễn ra vào tháng 11/2012, tháng 7/2016 và tháng 5/2020 thì giá Bitcoin đều tăng cao chỉ trong khoảng 1 năm, chạm các cột mốc 1.000 USD, 19.000 USD và gần nhất là 40.000 USD.

Khi nào thì số Bitcoin được khai thác hết ?

24/04/2022
Theo thiết kế ban đầu, sẽ chỉ có 21 triệu đồng Bitcoin có thể được khai thác. Đến nay, số lượng Bitcoin có thể đào chỉ còn 2 triệu. Điều gì sẽ xảy ra khi 2 triệu đồng Bitcoin này được khai thác hết?
x

Bitcoin sở hữu tính chất giống vàng: không thể tạo ra một cách đơn giản mà bắt buộc phải “khai thác”. Những người “đào” Bitcoin được gọi là “thợ mỏ”. Sau khi hoàn thành một khối, một lượng Bitcoin nhất định sẽ là phần thưởng cho những máy tính tham gia quá trình xác thực.

Bao giờ thì số Bitcoin được “khai thác” hết?

Bitcoin cũng có giới hạn về mặt số lượng. Không giống bất kỳ loại tiền nào khác, trong đó có các loại tiền tệ hợp pháp có thể in tiếp theo chỉ định của ngân hàng trung ương, lập trình viên bí ẩn Satoshi Nakamoto đã giới hạn nguồn cung Bitcoin ở mức 21 triệu đồng. Chính nguồn cung hạn chế này khiến nó trở nên khan hiếm, hỗ trợ cho việc tăng giá trong tương lai.

Để đảm bảo con số này, trung bình cứ 10 phút thì một khối mới trong chuỗi khối (blockchain) sẽ được tạo ra.

Bên cạnh đó còn có một quy tắc khác được gọi là Bitcoin halving. Cứ sau 210.000 khối, tương đương khoảng 4 năm, lượng Bitcoin phần thưởng cho việc tạo khối sẽ bị giảm đi một nửa. Như vậy, tốc độ tạo ra Bitcoin mới sẽ ngày càng chậm.

Theo số liệu từ Bitbo, đồng Bitcoin thứ 19 triệu đã được đào. Với số lượng Bitcoin giới hạn ở mức 21 triệu đồng, chỉ còn 2 triệu Bitcoin chưa được khai thác. Tuy nhiên, lượng Bitcoin còn tồn tại và lưu hành là ít hơn, bởi gần 20% đã bị mất khi người dùng đánh mất khóa bí mật hoặc ổ cứng lưu trữ. Chỉ số Hashrate (đơn vị đo lường độ khó trong việc khai thác) cũng đang ngày một tăng. Điều này cho thấy Bitcoin vẫn chỉ dành cho một lượng nhỏ dân số trên toàn thế giới.

Do quy tắc Bitcoin halving, gần 3 triệu Bitcoin còn lại sẽ mất một thời gian rất dài để “đào” hết. Trong khi 18,5 triệu Bitcoin ban đầu được đào trong hơn 10 năm, thì đồng Bitcoin cuối cùng có thể tạo ra sẽ rơi vào khoảng năm 2140, tức là hơn 100 năm nữa.

Tương lai của những thợ đào Bitcoin

Vậy sau khi đồng Bitcoin cuối cùng đã được đào, liệu những “thợ mỏ” có còn thu được lợi nhuận hay không? Câu trả lời là có.

Các thợ đào đóng vai trò không thể thiếu trong việc tạo ra token Bitcoin; họ phải giải quyết mật mã để xác minh và xác thực một khối giao dịch. Khi giải quyết xong phần của họ, các thợ đào sẽ nhận được một phần thưởng. Bên cạnh việc được thưởng Bitcoin mỗi khi hoàn thành một khối, thì những thợ mỏ còn được thanh toán chi phí xử lý và xác thực giao dịch.

Con số phí giao dịch này hiện nay rất nhỏ, chỉ vài trăm USD/khối, không đáng là bao so với giá trị Bitcoin. Nói cách khác, mục tiêu của những thợ đào Bitcoin bây giờ là số Bitcoin được thưởng sau khi hoàn thành mỗi khối.

Tuy nhiên, rào cản lớn nhất đối với những người khai thác chính là quy tắc Bitcoin halving khiến số tiền mà mỗi thợ mỏ nhận được trở nên ít đi.

Cụ thể, vào năm 2012, nó đã giảm một nửa xuống còn 25 Bitcoin và sau đó giảm xuống còn 12,5 đồng vào năm 2016. Cho đến tháng 5/2020, các thợ đào chỉ kiếm được 6,25 đồng cho mỗi khối mới.

Quá trình khai thác đòi hỏi việc giải các câu đố toán học phức tạp, yêu cầu các phần cứng tính toán bậc cao (như GPU và CPU) tiêu thụ một lượng lớn năng lượng. Các thợ đào sử dụng số tiền họ kiếm được từ phần thưởng để bù đắp chi phí khai thác, từ đó tạo ra lợi nhuận.

Nhưng khi phần thưởng giảm đi một nửa sau mỗi bốn năm, chi phí vận hành hoạt động cuối cùng cũng sẽ vượt quá phần thưởng dành cho thợ đào. Kết quả, có thể phần thưởng đối với họ sẽ không còn đủ hấp dẫn, và rất nhiều thợ mỏ sẽ từ bỏ.

Ngược lại, phí giao dịch sẽ tăng dần lên vì chỉ có một lượng giao dịch giới hạn có thể được xác nhận sau mỗi 10 phút. Mặc dù điều này có thể bù đắp phần nào cho các thợ đào, nhưng số lượng giao dịch phụ thuộc vào trạng thái mạng trong tương lai.

Và đến khi Bitcoin mới không còn được tạo ra nữa, thì phần thưởng cho việc hoàn thành khối Bitcoin chính là mức phí giao dịch, từ đó, phí xử lý giao dịch có thể tăng gấp nhiều lần. Chừng nào còn giao dịch mua, bán Bitcoin, thì những khối mới sẽ được tạo ra, và thợ đào sẽ còn được nhận tiền.

Ông Satoshi Nakamoto cũng đã hình dung đến viễn cảnh này, khi viết trong sách trắng về Bitcoin. “Khi lượng tiền mã hóa xác định từ đầu đều đã được lưu thông, thì phần thưởng sẽ chuyển đổi hoàn toàn thành phí giao dịch và sẽ không hề có lạm phát”, lập trình viên bí ẩn này khẳng định. Tuy nhiên, đó là tương lai hơn 100 năm nữa.

Còn đối với các nhà đầu tư Bitcoin thì sao?

Với các nhà đầu tư Bitcoin, những người giao dịch để kiếm lời, thì việc lượng đồng tiền mã hóa này bị giới hạn sẽ là tin mừng cho họ. Bitcoin càng khan hiếm, giá của mỗi đồng sẽ càng cao.

Thực tế, sau 3 lần halving gần nhất, diễn ra vào tháng 11/2012, tháng 7/2016 và tháng 5/2020 thì giá Bitcoin đều tăng cao chỉ trong khoảng 1 năm, chạm các cột mốc 1.000 USD, 19.000 USD và gần nhất là 40.000 USD.

0 bình luận, đánh giá về Khi nào thì số Bitcoin được khai thác hết ?

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
x
0.44926 sec| 815.586 kb