Stablecoin là gì ?

01/05/2022
Tuấn Long
Tuấn Long
Stablecoin là các loại tiền mã hóa được gắn với một tài sản có giá cả ổn định, chẳng hạn như tiền pháp định hoặc kim loại quý. Stablecoin được phát triển với mục đích tránh sự biến động cao của giá cả thường thấy trong thị trường tiền mã hóa.
x

Đặc tính cần thiết của một stablecoin:

  • Giá ổn định
  • Có khả năng mở rộng
  • Tính bảo mật cao
  • Phi tập trung

Tại sao lại cần stablecoin?

Stablecoin được xuất hiện để giải quyết vấn đề lớn nhất trong thị trường tiền điện tử hiện tại. Đó chính là sự biến động (volatility). Đối với trader hay investor họ có thể chuyển tài sản sang stablecoin để tránh khỏi sự biến động của tiền điện tử mà không nhất thiết phải đổi sang Fiat. Stablecoin được ví như một chiếc cầu nối giữa thị trường tiền điện tử với thị trường tài chính truyền thống.

Ví dụ:

Tether (USDT) là đồng Stablecoin phổ biến nhất hiện nay trong thị trường tiền mã hóa. Theo thống kê trên CoinMarketCap Tether là đồng tiền xếp thứ 4 và cũng là đồng Stablecoin duy nhất có vốn hơn 49 triệu USD, và hiện chưa có 1 đồng tiền Stablecoin nào khác nào vượt qua được nó.

Khi thị trường có biến động, USDT (Tether) là lựa chọn an toàn cho các nhà đầu tư tìm đến để cách chống lại các đợt biến động của Bitcoin và Altcoin. Đây là một đồng Stablecoin có tính thanh khoản cực cao với một cộng đồng người dùng rất lớn, được hỗ trợ hầu hết trên các sàn giao dịch.

Stablecoin được ví như một chiếc cầu nối giữa thị trường tiền mã hóa với thị trường tài chính truyền thống. Việc chuyển đổi từ Fiat sang tiền mã hóa được dễ dàng hơn rất nhiều khi có sự xuất hiện của Stablecoin.

Stablecoin có thể giải quyết những vấn đề gì trong thị trường Crypto?

Thị trường tiền mã hóa có một vấn đề rất lớn đó là biến động mạnh. Vì vậy, sự ổn định của Stablecoin giúp giải quyết vấn đề này và cũng là cầu nối giữa thị trường tiền mã hóa và thị trường tài chính truyền thống. 

  • Đối với nhà đầu tư nhỏ lẻ: Nếu họ lo sợ các đồng coin/token trên thị trường biến động mạnh thì có thể chuyển sang các đồng Stablecoin thay vì chuyển sang tiền tệ.
  • Đối với các công ty, doanh nghiệp: Sẽ rất khó để một doanh nghiệp chấp nhận một đồng coin biến động 20% – 30% chỉ trong thời gian rất ngắn. Vì vậy, Stablecoin sẽ là lựa chọn thanh toán hợp lý hơn. 
  • Đối với người lao động: Nhiều doanh nghiệp muốn trả lương cho người lao động bằng tiền mã hóa. Tuy nhiên, phần lớn người lao động không thể nhận lương bằng hình thức này vì nhận lương hôm nay ngày mai có thể mất đi 10% – 20% giá trị. Vì thế, Stablecoin có lẽ là một sự lựa chọn khả quan hơn. 

Tầm quan trọng của Stablecoin trong thị trường Crypto

Hiện tại, thị trường tiền mã hóa có vốn hóa là 1,700 tỷ USD, cho thấy dòng tiền luân chuyển rất lớn. Nhu cầu giao dịch, lưu trữ, đầu tư vào tiền mã hóa khá lớn. Tuy nhiên, các đồng tiền fiat hầu hết không được các sàn giao dịch hỗ trợ. Nếu Stablecoin không tồn tại, trước tiên người dùng phải đổi tiền fiat của quốc gia mình sang USD (vì USD được chấp nhận trên toàn thế giới như một loại tiền thanh toán), sau đó tiếp tục trao đổi thông qua một cơ quan trung gian (như ngân hàng) với chi phí cao, chênh lệch cao, thủ tục phức tạp… Sau đó, các nhà đầu tư mới có thể tham gia giao dịch các đồng coin/token trên thị trường. Vì vậy 

Stablecoin kết hợp giữa công nghệ blockchain và sự ổn định của fiat đóng vai trò đặc biệt quan trọng trên thị trường Crypto. 

  • Một tài sản lưu trữ cho nhà đầu tư trong thời gian thị trường điều chỉnh.
  • Một tài sản thường được sử dụng kết nối các nhà đầu tư với các loại tiền mã hóa khác.
  • Cầu nối giữa thị trường tiền mã hóa và thị trường tài chính truyền thống (sử dụng tiền fiat).

Phân loại Stablecoin trên thị trường

Hiện tại, Stablecoin được phân làm 3 loại chính:

  • Được hỗ trợ bởi tiền fiat.
  • Stablecoin được hỗ trợ bởi tiền mã hóa.
  • Algorithmic Stablecoin không cần tài sản thế chấp.

Ưu điểm của các stablecoin là gì?

Stablecoin là công cụ linh hoạt và mạnh mẽ dành cho các nhà đầu tư, nhà giao dịch và người dùng tiền mã hóa. Điểm mạnh chính của chúng gồm: 

1. Stablecoin có thể được sử dụng để thanh toán hằng ngày. Các cửa hàng, doanh nghiệp và cá nhân coi trọng sự ổn định. Do tính biến động cao, tiền mã hóa không được sử dụng rộng rãi để xử lý thanh toán. Các stablecoin lớn có thành tích giữ ổn định giá cả, khiến chúng khá đáng tin cậy và phù hợp để sử dụng hàng ngày.

2. Stablecoin có những lợi ích đến từ blockchain. Bạn có thể gửi stablecoinlecoin cho bất kỳ ai trên toàn cầu có ví tiền mã hóa tương thích (có thể được tạo miễn phí trong vài giây). Việc chi tiêu gấp đôi và giao dịch sai hầu như không thể thực hiện được. Những phẩm chất này và hơn thế nữa đã khiến stablecoin trở thành một phương tiện thanh toán linh hoạt.

3. Stablecoin có thể được các nhà giao dịch và nhà đầu tư sử dụng để bảo vệ danh mục đầu tư của họ. Phân bổ một tỷ lệ stablecoin nhất định vào danh mục đầu tư là một cách hiệu quả để giảm rủi ro tổng thể. Toàn bộ danh mục đầu tư của bạn sẽ có khả năng chống lại sự biến động giá của thị trường tốt hơn và bạn cũng sẽ có sẵn tiền trong trường hợp cơ hội tốt xuất hiện. Bạn cũng có thể bán tiền mã hóa để lấy stablecoin trong thời kỳ thị trường suy thoái và mua lại chúng với giá thấp hơn (tức là bán khống). Stablecoin cho phép bạn nhập và thoát các vị thế một cách thuận tiện mà không cần phải rút tiền ra ngoài chuỗi.

Nhược điểm của các stablecoin là gì?

Mặc dù có tiềm năng hỗ trợ việc sử dụng tiền mã hoá rộng rãi, nhưng stablecoin vẫn có những hạn chế: 

1. Stablecoin không phải lúc nào cũng giữ được giá cả ổn định. Trong khi một số dự án lớn có thành tích tốt, thì cũng có nhiều dự án thất bại. Khi một stablecoin liên tục gặp vấn đề trong việc duy trì mức giá ổn định, nó có thể nhanh chóng mất tất cả giá trị.

2. Thiếu minh bạch. Cả Tether (USDT) và USD Coin (USDC) vẫn chưa phát hành các kết quả kiểm toán công khai đầy đủ và hầu hết các stablecoin lớn chỉ cung cấp các chứng từ thường kỳ. Kế toán tư nhân thực hiện những việc này, thay mặt cho các nhà phát hành stablecoin.

3. Các loại stablecoin được thế chấp bằng tiền pháp định thường có tính tập trung hơn so với các loại tiền mã hóa khác. Một tổ chức trung tâm nắm giữ tài sản thế chấp và cũng có thể phải tuân theo các quy định tài chính bên ngoài. Điều này cho phép họ kiểm soát đáng kể đồng tiền. Bạn cũng cần tin tưởng rằng tổ chức phát hành có các khoản dự trữ mà họ yêu cầu. 

4. Cả stablecoin được thế chấp và không được thế chấp dựa rất nhiều vào cộng đồng của chúng để hoạt động. Việc có các cơ chế quản trị mở trong các dự án tiền mã hóa là điều phổ biến, có nghĩa là người dùng có tiếng nói trong việc phát triển và vận hành mỗi dự án. Do đó, bạn cần phải tham gia hoặc tin tưởng vào các nhà phát triển và cộng đồng để điều hành dự án một cách có trách nhiệm.

Các trường hợp sử dụng stablecoin

Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về hai loại stablecoin phổ biến hiện có trên thị trường: BUSD và DAI.

Stablecoin được đảm bảo bởi tiền pháp định: Binance USD (BUSD)

BUSD là một loại stablecoin được sáng lập bởi Paxos và Binance. Bộ Dịch vụ Tài chính Bang New York quy định BUSD và các chứng thực thường xuyên xác nhận rằng dự trữ tiền pháp định bằng với nguồn cung BUSD. Thông qua trang web của Paxos, bạn có thể trực tiếp đúc BUSD mới hoặc đốt BUSD để lấy lại tài sản thế chấp cơ bản. Cơ chế này cho phép giá BUSD giữ được sự ổn định.

Stablecoin được hỗ trợ bởi tiền mã hóa: MakerDAO (DAI)

DAI là một trong những stablecoin được hỗ trợ bằng tiền mã hóa nổi tiếng nhất neo theo giá USD trên Ethereum. Đồng tiền này được quản lý bởi cộng đồng MakerDAO nắm giữ token quản trị MKR. Bạn có thể sử dụng MKR để tạo và bỏ phiếu cho các đề xuất thay đổi dự án. DAI được thế chấp quá mức để đối phó với sự biến động của tiền mã hóa và người dùng tham gia vào Vị trí nợ thế chấp (CDP) để quản lý tài sản thế chấp của họ. Toàn bộ quá trình diễn ra trên hợp đồng thông minh.

Cơ chế ổn định giá của Stablecoin

Chúng ta biết đến Stablecoin là đồng tiền mã hóa có giá trị ổn định. Để đảm bảo được đặc tính này, thông thường, mỗi Stablecoin đều yêu cầu một hoặc nhiều cơ chế điều chỉnh để mức giá luôn đi cùng hướng với chỉ số PEG. Hiện nay, Redeem & Expand, Algorithmic và Leveraged Loans là ba cơ chế điều chỉnh đang được sử dụng phổ biến trên thị trường. 

Stablecoin la gi? Phan loai Stablecoin tren thi truong tien ma hoa - anh 4

Redeem & Expand

Cơ chế Redeem & Expand thường áp dụng với Stablecoin được hỗ trợ bởi tiền fiat như USDT và USDC. Khi giá của Stablecoin chệch hướng với chỉ số PEG thì hệ thống sẽ cân bằng dựa trên hành vi “ăn chênh lệch” của chủ sở hữu. Ví dụ như USDT đang được giao dịch dưới mức giá 1 USD, thì chủ sở hữu sẽ có xu hướng đổi USDT sang tài sản thế chấp là tiền fiat. Họ làm vậy để mua 1 USD với giá trị thấp hơn 1 USD để ăn chênh lệch. Cứ như vậy cho đến khi hệ thống tự cân bằng. Và ta có thể giải thích tương tự với trường hợp USDT có giá trị lớn hơn 1 USD.

Algorithmic

Đối với cơ chế Algorithmic, thì hiện tại trên thị trường đang xuất hiện bốn mô hình khác nhau đó là Seigniorage của Basis Cash, Fractional của Fax Finance, Model của Terra và Rebate của Ampleforth. Trong đó, mô hình của Terra được đánh giá cao và thành công hơn những mô hình còn lại. Khi giá của UST (Stablecoin của Terra) nhỏ hơn chỉ số PEG thì hệ thống sẽ thực hiện giao thức bán LUNA (token quản trị của Terra) để mua Stablecoin và ngược lại. 

Leveraged Loans

Cơ chế Leveraged Loans được MakerDAO áp dụng để điều chỉnh giá của DAI (Stablecoin của MakerDAO). Cơ chế này vận hành dựa trên CDP – nợ có thế chấp. Để sở hữu DAI, người dùng sẽ vay DAI từ hệ thống và thế chấp bằng cách khóa tài sản mã hóa như Ethereum hay những token được hỗ trợ khác. Nếu giá trị của tài sản thế chấp bị giảm xuống dưới 1,5 lần so với giá trị khoản DAI đã vay thì tự động hệ thống sẽ mua DAI bằng tài sản thế chấp đó. Còn trong trường hợp giá trị của tài sản thế chấp bị mất giá nhanh chóng, có thể là bị chia từ 5 đến 10 lần thì tự động MRK (token quản trị của MakerDAO) sẽ đúc thêm DAI mới để bù đắp cho khoản thâm hụt. 

Top những đồng Stablecoin phổ biến hiện nay 

Tether Stablecoin – USDT

USDT được ra mắt vào năm 2014, là Stablecoin có giá trị ổn định khi được thế chấp bằng đồng đô la Mỹ theo tỷ lệ 1:1. Hiện nay, USDT đang giữ vị trí thứ ba trong bảng xếp hạng những đồng tiền mã hóa có vốn hóa lớn nhất thị trường.

Binance Stablecoin – BUSD

BUSD được phát hành vào tháng 09/2019 do Binance hợp tác với Paxos nhằm mục đích kết nối sự ổn định giữa đô la Mỹ với công nghệ blockchain. Stablecoin này đã được Bộ Dịch vụ và Tài chính bang New York phê duyệt và quản lý. 

Coinbase Stablecoin – USDC

Tương tự như USDT, USDC là Stablecoin được thế chấp bởi đồng đô la Mỹ theo tỷ lệ 1:1, được Circle phát hành vào năm 2018 và được bảo trợ bởi ngân hàng Goldman Sachs. Hiện tại, USDC đang giữ vị trí thứ 5 trong top những đồng tiền mã hóa có vốn hóa lớn nhất thị trường theo CoinMarketCap.

TrueUSD Stablecoin – TUSD

TUSD là Stablecoin được hỗ trợ bởi đồng đô la Mỹ do TrueCoin phát hành. Hiện Stablecoin này đang được quản lý bởi những chuyên gia công nghệ có kinh nghiệm làm việc tại các tập đoàn lớn như Google, PwC và UC Berkeley. 

MakerDAO – DAI

DAI là Stablecoin được thế chấp bởi tiền mã hóa do MakerDAO phát hành. DAI đạt được sự ổn định về giá khi sử dụng cơ chế Leveraged Loans nhằm đáp ứng được sự thay đổi bất thường của thị trường cũng như bảo toàn về giá trị. 

Gemini Stablecoin – GUSD

Gemini Stablecoin (GUSD) được Gemini, sàn giao dịch tiền mã hóa uy tín tại Hoa Kỳ phát hành. Đồng Stablecoin này được hỗ trợ bởi đồng đô la Mỹ theo tỷ lệ 1:1 và phát triển trên nền tảng công nghệ blockchain của Ethereum theo tiêu chuẩn ERC20. Đáng chú ý, ngân hàng State Street và công ty Bảo hiểm Ký thác Liên bang Hoa Kỳ chịu trách nhiệm về số lượng GUSD phát hành và lưu hành trên thị trường. Bên cạnh đó, công ty kiểm toán BPM, công ty hàng đầu tại Hoa Kỳ, kiểm toán hàng tháng số tiền GUSD gửi vào ngân hàng. 

Stablecoin ảnh hưởng đến thị trường Việt Nam như thế nào? 

Stablecoin được biết đến là một tài sản mã hóa có mức độ biến động rất thấp. Vậy nên, nó sẽ phù hợp với “khẩu vị” của phần đông các nhà đầu tư, nhất là những người mới tham gia vào thị trường. Vì vậy, có thể thấy, từ khi Stablecoin ra đời, thị trường Crypto tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung đã sôi động hơn rất nhiều. Đồng thời, với Stablecoin nhà đầu tư có thể thanh khoản một cách dễ dàng hơn cũng như tránh được các tác động tiêu cực từ phía thị trường.

Stablecoin có trở thành xu hướng đầu tư trong tương lai?  

Có thể thấy rằng, kể từ khi được phát triển vào năm 2013, Stablecoin đã không ngừng phát triển và mở rộng hệ sinh thái của mình. Đỉnh điểm là vào năm 2018, khi có đến 36 dự án Stablecoin được tung ra thị trường và con số này đang không ngừng tăng trưởng nhanh chóng. 

Stablecoin la gi? Phan loai Stablecoin tren thi truong tien ma hoa - anh 5

Bên cạnh đó, Stablecoin có triển vọng phát triển rất lớn trong tương lai khi đồng tiền mã hóa này tiếp tục tích hợp với các dự án DeFi và có khả năng cạnh tranh tranh trực tiếp trong phân khúc thanh toán trực tuyến, thách thức các nền tảng tập trung như PayPal, Cash App hoặc Venmo. Ngoài ra, Stablecoin còn là xu hướng được sử dụng nhiều trong các giao dịch xuyên biên giới với khối lượng lớn khi người thực hiện có thể bỏ qua các biện pháp kiểm soát vốn phức tạp. 

Hướng dẫn mua - bán Stablecoin

Cách 1 : Mua bán stablecoin trên các sàn giao dịch (swap, trade) :

Danh sách các sàn giao dịch lớn nhất

Sàn giao dịch Binance

Cách 2 : Mua bán stablecoin từ P2P

Để mua - bán trao đổi Stablecoin, Bigtrade hướng dẫn các bạn ở đây :

Hướng dẫn mua bán coin trên binance bằng ngân hàng - Sàn Binance

Binance P2P

Câu hỏi thường gặp Stablecoin

Dưới đây là một số câu hỏi chung của nhà đầu tư về Stablecoin. Hi vọng, bạn có thể tìm thấy câu trả lời nếu có cùng thắc mắc. 

Có thể chuyển đổi từ Stablecoin sang Bitcoin và những đồng coin/token khác không?

Có. Nhà đầu tư sở hữu Stablecoin dễ dàng chuyển đổi sang Bitcoin và những đồng Altcoin khác. 

Có nên đầu tư vào Stablecoin không?

Rất khó đưa ra lời khuyên nên hay không nên đầu tư. Nhà đầu tư đều biết rằng Stablecoin là đồng tiền mã hóa ổn định giải quyết vấn đề biến động trên thị trường mã hóa. Tuy nhiên, đầu tư vào Stablecoin bạn sẽ đối mặt với 2 rủi ro đó là giá trị không tăng theo thời gian và có nguy cơ bị giảm nếu lạm phát gia tăng do ngân hàng Trung ương in thêm tiền. Mọi hoạt động đầu tư đều có tính rủi ro nên nhà đầu tư cần nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi ra quyết định. 

Stablecoin được định giá như thế nào?

Stablecoin là tài sản tự định giá và tuân theo luật cung – cầu trên thị trường. Một đồng Stablecoin mạnh phải được hỗ trợ bởi nhà phát hành có năng lực tài chính đủ mạnh để chống lại cá mập đầu cơ trên thị trường. Ngoài ra, đội ngũ phát hành Stablecoin cần có kiến thức, kinh nghiệm để giải quyết các rủi ro phát sinh trên thị trường. 

Các stablecoin có được quản lý không?

Stablecoin đã thu hút sự quan tâm của các nhà quản lý trên toàn thế giới do sự kết hợp độc đáo giữa tiền pháp định và tiền mã hóa. Khi duy trì mức giá ổn định, chúng hữu ích vì những lý do khác hơn là đầu cơ. Chúng cũng có thể được chuyển đi trong thị trường tài chính quốc tế với giá rẻ và nhanh chóng. Vì lý do này, một số người cho rằng stablecoin có thể hoạt động như một đối thủ cạnh tranh với tiền pháp định, mặc dù chúng không được kiểm soát trực tiếp bởi ngân hàng trung ương của một quốc gia. Một số quốc gia thậm chí đang thử nghiệm để tạo ra các loại stablecoin của riêng họ nhằm phản ứng điều này.

Vì stablecoin là một loại tiền mã hóa, nó có thể sẽ cần tuân theo các quy định tương tự như tiền mã hóa theo khu vực tài phán địa phương của bạn. Việc phát hành stablecoin với dự trữ tiền pháp định có thể sẽ cần sự chấp thuận của cơ quan quản lý.

0 bình luận, đánh giá về Stablecoin là gì ?

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
x
0.07946 sec| 908.453 kb