Bài 6 : Supply Demand Zone mạnh và yếu

28/05/2022
SMC
SMC
Ở bài trước ta đã xác định được vùng Supply Demand, order block, imbalance và Liquidity. Bài này chúng ta sẽ học về vùng nào là vùng Supply Demand mạnh, yếu để có thể biết được vị thế giao dịch tốt nhé!
x

Vùng cung cầu mạnh - Vùng cung cầu yếu, hay Supply Demand mạnh, Supply Demand yếu, chúng ta cùng đi vào chi tiết tại đây :

1. Zone mạnh

- Zone mạnh có 2 loại

1.1 PCP (Potential continuation pattern) level

PCP : là 1 CP level nhưng nó phá Zone đối diện. Trường hợp này đánh cho xu hướng tiếp diễn.

 

Vùng Cung (màu xanh) phá vùng Cầu bên dưới (màu đỏ), giá break qua và đóng cửa bên dưới, Chính vì vậy vùng Cung CP này trở thành 1 vùng Cung PCP (potential continuation pattern), là 1 vùng Cung mạnh. Các bạn có thể thấy sau khi giá quay trở lại và chạm vùng Cung này thì phản ứng và giảm ~1800 pips.

1.2 Arrival Zone:

Giống như PCP, nó cũng phá Zone đối diện nhưng nó còn phá trendline. Arrival thường là Peak hoặc Valley

Ở đây ta thấy : Giá CHoCH rồi BOS, kết quả là cấu trúc đảo chiều. Trường hợp này đánh cho cấu trúc đảo chiều xu hướng

 

Vùng Cầu 1(màu đỏ) phá vùng Cung 2 (màu xanh) + phá đường Trendline giảm => Vùng Cầu 1 trở thành Arrival Zone. Vùng Cung Cầu Arrival Zone này rất mạnh và được sử dụng để làm Curve trong giao dịch.

Sau khi giá quay trở lại và chạm vào vùng Cầu Arrival Zone thì bật lại rất mạnh.

2. Zone yếu

Zone yếu có 4 loại : zone đã cũ (retested zone) và zone kế thừa (inheritance zone), zone xếp chồng (overlap zone), flip zone.

2.1 Zone đã cũ - Retested Zone

Như mình đã đề cập trong phần 1, 1 Zone sau khi giá đã chạm vào gọi lại Zone đã cũ (retested zone). Với Zone cũ, ta xem chúng là Zone yếu. 

Tại sao zone đã cũ nó yếu : Vì ở đó các thanh khoản đã được lấy xong rồi, khi đó Market Maker không dùng lại những vùng đó nữa (hết tác dụng).

Trong hình các bạn có thể nhìn thấy 1 vùng Cung CP rất mạnh, trong lần đầu khi giá chạm Zone thì đã giảm mạnh, sau khi giá đã chạm thì Vùng Cung này trở thành 1 vùng Retested Zone (đã cũ). Hiện tại giá đang chạm lại Zone này, cách trade với Zone đã cũ như thế nào hãy xem ở phần cuối của bài này nhé. Mình chỉ muốn nói ở đây là những Zone đã tested (cũ) được xếp vào Zone yếu.

2.2 Zone kế thừa (Inheritance Zone)

Trong hình bạn có thể nhìn thấy 2 Vùng cầu 1 và 2 (màu xanh). Theo bạn thì vùng Cầu là là vùng Cầu mạnh?

- Câu trả lời là vùng Cầu 2, vì sao? Bởi vì đây là vùng Cầu phá qua vùng Cung 1 (màu đỏ), Bạn có thấy giá phá qua vùng cung 1, đóng cửa bên trên. Vùng Cầu 1 không trực tiếp phá qua vùng Cung 1 nhưng thừa hưởng thành quả của Vùng Cầu 2, ta gọi vùng Cầu 1 là vùng Cầu kế thừa hay Zone kế thừa. Trong trường hợp này, giá quay về chạm vùng Cầu 2 (Vùng cầu phá qua vùng Cung 1) sau đó bật lại rất mạnh.

2.3 Zone xếp chồng lên nhau - Overlap Zone

Bạn có thể nhìn thấy Vùng Cung (đỏ) và vùng Cầu (Xanh) trong hình trên biểu đồ Vàng khung Monthly. 2 Vùng Cung Cầu này bạn có thể thấy chúng xếp chồng lên nhau, Vùng Cung này chúng ta gọi là Overlap Zone và nó là 1 Zone yếu, khi giá chạm vùng này thì phản ứng và phá qua.

2.4 Flip Zone

Như bài Support and Resistance chúng ta đã tìm hiểu về Flip Zone, chúng ta hãy đọc lại ở đó nhé. Bài này chúng ta xem hình để hiểu được nội dung :

Trong hình bạn có thể nhìn thấy vùng Cung sau khi bị phá qua trở thành vùng Flip Zone, giá quay lại phản ứng tại vùng này và đảo chiều, Flip Zone chúng ta xem chúng là 1 Zone yếu.

3. Phương pháp giao dịch với Supply Demand Zone mạnh và yếu

Chúng ta có 2 trường phái vào lệnh đó là:

- Set-and-forget

- Xác Nhận (Confirmation)

Đối với Zone mạnh chúng ta có thể dùng Set-and-forget hoặc Xác Nhận; Còn đối với Zone yếu chúng ta chỉ có thể dùng Xác Nhận. Đến đây có thể bạn hơi bối rối, hãy bình tĩnh mình sẽ giải thích cụ thể cho bạn. Lưu ý: trong phần này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách vào lệnh và đặt Stoploss luôn.

3.1 Set and Forget

Phương pháp này chỉ dùng khi Zone trên khung thời gian cao là Zone mạnh (PCP hoặc Arrival Zone), khi ta đã tìm được Zone mạnh trên khung cao thì đi xuống khung thấp (khung vào lệnh) để tìm Zone đẹp và đặt lệnh limit order.

Zone trên khung thấp phải đảm bảo có các yếu tố sau: còn mới (Fresh), nến mở rộng gấp ít nhất 2 lần nến cơ sở (2:1 imbalance), Nến tăng/ giảm mạnh sau vùng cơ sở (Strong departure). Nếu không đủ các yếu tố trên thì phải chờ xác nhận.

Ví dụ:

Trong hình trên bạn có thể thấy 1 vùng Cầu Arrival Zone khung monthly của cặp EURUSD: nó phá qua vùng Cung (màu đỏ) và phá đường trendline giảm, oke bây giờ ta đã có Zone mạnh trên khung cao, giờ đi xuống khung thấp D1 xem ta có thể vào lệnh theo Set-and-forget không nhé.

Trong vùng Cầu Arrival Zone trên khung tháng ta tìm được 1 vùng Cầu đẹp D1 bên trong:

Bạn có thể nhìn thấy vùng Cầu D1 mình vẽ màu đỏ bên trong vùng Cầu monthly (màu xanh)

EURUSD Daily

Các bạn có thể nhìn thấy, giá chạm vào vùng Cầu D1 nằm trong vùng Cầu arrival zone khung monthly và bật lại. Ta đặt lệnh Buy limit lại đường mép gần của vùng cầu D1, Stoploss lại mép xa + đệm. Cách vào lệnh này được gọi là Set-and-forget.

*Lưu ý*: đặt stoploss, để tránh bị cá mập quét Stoploss thì kinh nghiệm của mình là bạn không nên đặt Stoploss ngay ở đường mép xa của Zone mà nên đặt cách xa 1 khoảng tầm 25% - 30% độ rộng của Zone. (xem hình bên dưới)

3.2 Confirmation

Xác nhận (confirmation) đường dùng tại cả Zone mạnh và Zone yếu, nếu bạn có nhiều thời gian nhìn chart hoặc đơn giản bạn là người thận trọng thì hãy dùng Xác nhận. Lưu ý: với những Zone yếu ta bắt buộc phải dùng Xác nhận. Hãy tiếp tục với ví dụ cặp EURUSD bên trên, bạn không muốn dùng Set-and-forget mà muốn chờ xác nhận, Ví dụ:

Sau khi giá chạm vào vùng Cầu trên Monthly, ta chờ đường trendline giảm trên D1 bị phá + 1 vùng Cung đối diện trên D1 bị phá qua, lúc này ta có 1 vùng Cầu D1, bạn có thể thấy sau khi giá test lại vùng Cầu này thì bật trở lại. Cách vào lệnh này chúng ta gọi là Xác nhận (Confirmation), chúng ta sẽ luôn chờ đường trendline cũng như 1 Zone đối diện trên khung thấp bị phá qua trước khi vào lệnh. Đây là cách vào lệnh khá an toàn mà mình thường xuyên xử dụng và cho xác suất thắng cao.

Thêm 1 ví dụ về sử dụng Xác nhận đối với Zone yếu:

Vùng Cung weekly trên là 1 vùng Cung yếu bởi vì nó là vùng cung đã cũ sau khi nó test lần 1, tại lần test thứ 2, chúng ta phải dùng Xác nhận

Khi đi xuống khung thấp H4, ta có 1 vùng Cung, vùng cung này phá trendline và Zone đối diện, giá quay lại chạm vùng Cung này và giảm mạnh.

Tổng kết

Trên đây là cách xác định vùng cung cầu mạnh, vùng cung cầu yếu và phương pháp giao dịch với 2 loại zone này. Chúng ta hãy học thật kỹ bài này nhé!

Nếu chưa đăng ký tài khoản, bạn hãy ref link dành cho cộng đồng Bigtrade.vn để được giảm 10% phí giao dịch

Binance SpotBinance FutureMEXCExnessIcmarketsXM

Tham gia Group để thảo luận và học hỏi :

Fanpage Bigtrade - Crypto and Price Action
Group Bigtrade - Price Action

0 bình luận, đánh giá về Bài 6 : Supply Demand Zone mạnh và yếu

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
x
0.07220 sec| 852.828 kb