Bài 4 : Hỗ trợ và kháng cự - Support and Resistance

24/05/2022
Bztrader
Bztrader
Support & Resistance ( Hỗ Trợ & Kháng Cự ) là một khái niệm được phát triển lên từ Supply & Demand. Khi mới bắt đầu thì ai cũng cần biết sơ đẳng về Support, resistance. Tuy nhiên đây là 1 phần nhỏ và rất cơ bản nằm trong Supply Demand nên chúng ta học ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu nhé. Phần sử dụng thì chúng ta học sâu về Supply Demand, phần cốt lõi của phương pháp.
x

1. Support & Resistance là gì ?

Support (ngưỡng hỗ trợ) xảy ra khi giá ngừng giảm, đổi hướng và bắt đầu tăng. Support được xem như một mức “sàn” hỗ trợ, nâng đỡ cho các mức giá.

Resistance (ngưỡng kháng cự) là mức giá khi giá ngừng tăng, đổi hướng và bắt đầu giảm. Resistance thường được xem như một mức “trần” ngăn cho giá không tăng cao hơn.

Nếu giá phá vỡ ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự, nó thường tiếp tục tiến đến ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự tiếp theo. Về cơ bản, các ngưỡng hỗ trợ – kháng cự sẽ giúp chúng ta xác định các điểm mà nhiều khả năng giá sẽ đổi hướng.

- Hiểu đơn giản: Các vùng Supply & Demand được tạo ra Swing High/Swing Low

- Khi Giá đi từ một vùng Demand đến vùng Supply, giá sẽ tạo ra một sóng, thuật ngữ gọi là Swing

- Nhiều đỉnh và đáy liền kề nhau tạo nên một Swing nhưng đỉnh cao nhất bắt đầu cho con sóng đó là Swing High và đáy thấp nhất tạo nên con sóng đó là Swing Low.

2. Cách xác định vùng hỗ trợ và kháng cự

Cách 1 : Support - Resistance là vùng giá

Hỗ trợ và kháng cự là vùng giá chứ không phải là một mức giá cụ thể, vì thế rất nhiều trader xác định sai ngưỡng hỗ trợ kháng cự, từ đó có những quyết định giao dịch sai.

Để đơn giản khi xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự, bạn hãy lấy vùng giá của bóng nến làm vùng hỗ trợ kháng cự. Nếu vùng đỉnh đáy có nhiều nến, có thể lấy khoảng giá giữa giá cao nhất/thấp nhất và giá đóng/mở cửa gần nhất.

  • Tại đỉnh, vùng kháng cự sẽ là khoảng giá giữa giá cao nhất và giá đóng/mở cửa.
  • Tại đáy, vùng hỗ trợ là khoảng giá giữa giá thấp nhất và giá đóng/mở cửa.

Cách 2 : Sử dụng Line Chart để vẽ đường Support - Resistance

3. Flip Zone

- Flip zone là vùng Hỗ trợ chuyển thành Kháng cự và ngược lại.

- Nó cũng giống như Supply chuyển thành Demand và ngược lại.

- Giả sử thị trường đang tăng và sau đó thay đổi hướng để bắt đầu giảm. Trước khi nó giảm xuống nữa, nó tạo ra một SSR.

- Bây giờ, các trader giao dịch phá vỡ sẽ đặt lệnh Buystop ở trên SSR, hi vọng giá sẽ phá SSR, để kích hoạt các lệnh của họ. SL sẽ đặt dưới SSR.

- Tương tự, Support & Resistance [SR] Traders sẽ đặt Sell Limit ở SSR Zone, và đặt SL dưới vùng này vài điểm.

Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi MM đẩy giá trở lại mức SSR này? MM sẽ đến và BREAKS SSR, kích hoạt cả SL của S/R trader và kích hoạt lệnh của trader giao dịch đột phá. Vào thời điểm giá tiếp tục xu hướng giảm, cả hai nhà giao dịch này đều bị loại bằng cách đá SL.

* SSR (SIGNIFICANT SUPPORT & RESISTANCE) Flip zone được test nhiều lần

Tổng kết

- Hỗ trợ và kháng cự là các vùng giá trong quá khứ mà tại đó giá đảo chiều hoặc di chuyển chậm lại trước khi tiếp tục xu hướng, và hành vi đó có khả năng lặp lại trong tương lai.

- Hỗ trợ kháng cự là một vùng giá chứ không phải một mức giá cụ thể.

- Trong rất nhiều vùng hỗ trợ kháng cự thì bạn nên tập trung vào các vùng hỗ trợ kháng cự xung quanh giá hiện tại vì đây là những vùng giá sẽ tiếp cận sớm nhất.

- Khi vẽ hỗ trợ kháng cự cần về đúng khung thời gian.

- Hỗ trợ kháng cự càng mạnh nếu giá thường xuyên phản ứng tại đó.

- Hỗ trợ bị phá vỡ sẽ trở thành kháng cự, và ngược lại.

0 bình luận, đánh giá về Bài 4 : Hỗ trợ và kháng cự - Support and Resistance

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
x
0.13400 sec| 808.797 kb