Bài 4 : Binance trade - Lệnh limit, lệnh market, lệnh OCO, lệnh trailing stop, lệnh stop limit là gì ?

30/04/2022
Tuấn Long
Tuấn Long
Khi bạn giao dịch chứng khoán hoặc tiền mã hóa, bạn tương tác với thị trường bằng cách đặt các lệnh giao dịch Sau đây Bigtrade sẽ hướng dẫn các bạn sử dụng các loại lệnh đơn giản, dễ hiểu nhất.
x

Sau khi có tài khoản Binance rồi thì các bạn giao dịch bằng các loại lệnh : Limit, Market, ...

Nếu chưa có tài khoản thì bạn đăng ký ở đây để giảm 10% Phí giao dịch trọn đời : 

Đây là liên kết ưu đãi dành riêng cho cộng đồng bigtrade được giảm 10% phí giao dịch trọn đời nhé. Các bạn có thể nhập code 47633423 để nhận ưu đãi như ảnh dưới

Giao dịch Spot : 

https://accounts.binance.com/vi/register

Hướng dẫn : Sàn giao dịch Binance tổng quát - Sàn Binance (bigtrade.vn)

Giao dịch Future :

https://www.binance.com/vi/futures/

Hướng dẫnSàn giao dịch Binance tổng quát - Sàn Binance (bigtrade.vn)

1. Long, Short là gì

Long, Short là hai thuật ngữ thường được bắt gặp trong các giao dịch Margin và Futures. Nhà đầu tư sẽ thực hiện một hợp đồng tương lai để mua, bán tài sản tiền mã hóa bất kỳ mà không cần sở hữu nó.

Về cơ bản lệnh long, short (trong margin và Future) cũng được hiểu nôm na như lệnh mua, bán và có thế chấp (vay với đòn bẩy lớn hơn).

Ví dụ : bạn có 1000$, bạn đánh đòn bẩy 10x (Cross 10x) thì bạn được long/short tối đa là 10x1000= 10,000$ ( được phép đánh cả 2 đầu long/short)

2. Lệnh market

Lệnh Market (Lệnh thị trường) là lệnh mua hoặc bán ngay lập tức (tại mức giá hiện tại của thị trường).

Cách sử dụng : Trên giao diện Binance Spot hiện ra như hình dưới

Muốn Mua khớp lệnh ngay lập tức (giá thị trường) thì bạn chọn sang Market, chọn số tiền cần mua, Click vào mua

Muốn Bán khớp lệnh ngay lập tức (giá thị trường) thì bạn chọn sang Market, chọn số coin cần bán, Click vào bán.

Lệnh của bạn lập tức được khớp.

Ở thị trường phái sinh cũng tương tự với định nghĩa mua/bán giống với Long/short

2. Lệnh Limit

Lệnh Limit (Lệnh giới hạn) là lệnh mua hoặc bán với giá bạn định sẵn

Muốn mua hoặc bán ở giá nào, thì bạn chọn giá đó, khi giá tới mức bạn đặt thì lệnh sẽ khớp.

Còn đây là phái sinh (Future, Margin, isolate)

3. Lệnh Stop - Limit là gì

3.1 Lệnh Stop - Limit là gì ?

Stop limit (lệnh giới hạn dừng) là lệnh chờ cho phép nhà đầu tư mua hoặc bán một loại tài sản ở một mức giá xác định từ trước.

Cụ thể, Stop limit là sự kết hợp hai lệnh là lệnh dừng (stop order) và lệnh giới hạn (limit order) trong đó:

  • Lệnh dừng (stop order) có chức năng mở một lệnh mua hoặc bán giới hạn khi giá chạm ngưỡng đã cài đặt từ trước.
  • Lệnh giới hạn tiến hành mua hoặc bán tại giá xác định.

3.2 Hướng dẫn đặt lệnh Stop - Limit trên Binance

Điền các thông số cần thiết bao gồm giá 

  • Stop: Mức giá sẽ kích hoạt lệnh giới hạn
  • Limit: Mức giá lệnh mua bán của bạn sẽ được kích hoạt
  • Số lượng: Số coin/token bạn muốn mua.

Đối với Binance future cũng vậy :

4. Lệnh trailing stop

4.1 Lệnh trailing stop là gì

Lệnh Trailing Stop cho phép các nhà giao dịch đặt lệnh pre-order với tỷ lệ phần trăm cụ thể so với giá thị trường. Nó giúp các nhà giao dịch hạn chế thua lỗ và bảo vệ lợi nhuận khi giao dịch bắt đầu đi theo hướng bất lợi với nhà giao dịch.

Lệnh Trailing Stop di chuyển theo một tỷ lệ phần trăm xác định khi giá di chuyển thuận lợi. Nó khóa lợi nhuận bằng cách cho phép một giao dịch vẫn mở và tiếp tục sinh lãi miễn là giá đó vẫn đi theo hướng thuận lợi cho các nhà giao dịch. Lệnh Trailing Stop không di chuyển ngược lại theo hướng khác. Khi giá di chuyển theo hướng ngược lại với một tỷ lệ phần trăm xác định, điểm dừng sẽ đóng hoặc thoát giao dịch theo giá thị trường.

Đối với một giao dịch Long, khi cài đặt lệnh Trailing Stop bán ra, giá kích hoạt bắt buộc phải cao hơn giá vào lệnh giao dịch. Giá Trailing Stop sẽ tăng dần theo một tỷ lệ phần trăm nhất định. Một mức giá Trailing Stop mới sẽ được hình thành khi giá tăng lên. Khi giá giảm, giá Trailing Stop sẽ ngừng điều chỉnh. Một lệnh bán sẽ được thiết lập nếu giá biến động nhiều hơn tỷ lệ hồi vốn định trước so với mức giá cao nhất và đạt đến mức giá Trailing Stop. Giao dịch sẽ được đóng lại với lệnh bán theo giá thị trường nêu trên. Hệ thống sẽ đóng giao dịch bằng lệnh bán theo giá thị trường.

Lệnh Trailing Stop “mua” ngược lại với lệnh Trailing Stop “bán”.

Đối với một giao dịch Short, khi cài đặt lệnh Trailing Stop mua vào, giá kích hoạt bắt buộc phải thấp hơn giá vào lệnh giao dịch. Giá Trailing Stop sẽ giảm dần theo một tỷ lệ phần trăm nhất định. Một mức giá Trailing Stop mới sẽ được hình thành khi giá giảm xuống. Khi giá tăng, giá Trailing Stop sẽ ngừng điều chỉnh. Một lệnh mua sẽ được thiết lập nếu giá biến động nhiều hơn tỷ lệ hồi vốn định trước so với mức giá thấp nhất và đạt đến mức giá Trailing Stop. Hệ thống sẽ đóng giao dịch bằng lệnh mua theo giá thị trường.

Xin lưu ý rằng người dùng phải thực hiện hai điều kiện bắt buộc (giá kích hoạt và tỷ lệ hồi vốn) để kích hoạt lệnh Trailing Stop làm lệnh market nhằm đóng/thoát giao dịch.

Sự khác biệt giữa lệnh Trailing Stop và Stop Loss

1. Lệnh Stop Loss giúp cắt lỗ còn lệnh Trailing Stop đồng thời chốt lời và cắt lỗ.

2. Lệnh Stop Loss cố định và phải được đặt lại theo cách thủ công, còn lệnh Trailing Stop linh hoạt hơn và tự động theo dõi xu hướng giá.

4.2 Cách đặt lệnh Trailing Stop

mceclip1.png

Lệnh Trailing Stop chỉ được kích hoạt khi đáp ứng được cả 2 điều kiện dưới đây.

Điều kiện để đặt lệnh Trailing Stop mua:

  • Giá kích hoạt ≥ Giá thấp nhất
  • Tỷ lệ bật lại ≥ Tỷ lệ hồi vốn

Điều kiện để đặt lệnh Trailing Stop bán:

  • Giá kích hoạt ≤ Giá cao nhất
  • Tỷ lệ bật lại ≥ Tỷ lệ hồi vốn

1. Tỷ lệ hồi vốn

Tỷ lệ hồi vốn là phần trăm biến động theo hướng ngược lại mà bạn sẵn sàng chấp nhận. Phạm vi của tỷ lệ hồi vốn là 0,1% đến 5% và người dùng có thể điền theo cách thủ công vào trường "Tỷ lệ hồi vốn". Ngoài ra, người dùng có thể chọn nhanh các tùy chọn như “1%” hoặc “2%” v.v.

2. Giá kích hoạt

Giá kích hoạt là mức giá mà người dùng mong muốn dùng để kích hoạt lệnh Trailing Stop. Nếu người dùng không đặt giá kích hoạt thì mức giá kích hoạt mặc định sẽ là giá thị trường (được quyết định theo loại hình kích hoạt là "Giá gần nhất" hoặc "Giá đánh dấu").

Khi đặt lệnh Trailing Stop mua, giá kích hoạt bắt buộc phải thấp hơn giá thị trường hiện tại. Ngược lại, khi đặt lệnh Trailing Stop bán, giá kích hoạt phải cao hơn giá thị trường hiện tại.

Giá cao nhất/thấp nhất của thị trường bắt buộc phải đạt hoặc vượt mức giá kích hoạt mới đáp ứng được điều kiện.

3. Các điều kiện kích hoạt

Người dùng có thể chọn căn cứ theo “Giá gần nhất” hoặc “Giá đánh dấu” để kích hoạt. Nếu người dùng chọn “Giá đánh dấu”, thì khi giá đánh dấu đạt hoặc vượt giá kích hoạt, lệnh Trailing Stop vẫn sẽ được kích hoạt ngay cả khi Giá gần nhất không đạt tới giá kích hoạt.

Xin lưu ý rằng Binance sử dụng Giá đánh dấu để kích hoạt tính năng thanh lý và tính toán lời lỗ chưa ghi nhận. Thông thường Giá đánh dấu không chênh lệch nhiều so với Giá gần nhất. Tuy nhiên, khi giá cả biến động mạnh, Giá gần nhất và Giá đánh dấu có khả năng sẽ chênh lệch đáng kể. Do đó, vui lòng theo dõi chênh lệch giá giữa Giá gần nhất và Giá đánh dấu. Nếu bạn muốn chuyển việc kích hoạt lệnh từ Giá đánh dấu sang Giá gần nhất hoặc ngược lại thì bạn có thể hủy lệnh hoặc thay thế lệnh.

Lưu ý quan trọng

Việc cài đặt tỷ lệ hồi vốn và giá kích hoạt một cách tối ưu là cực kỳ khó khăn.

Để một lệnh Trailing Stop có hiệu quả, tỷ lệ hồi vốn không được quá nhỏ hoặc quá lớn; đồng thời giá kích hoạt cũng không được quá sát hoặc quá cách biệt so với giá hiện tại. Khi tỷ lệ hồi vốn quá nhỏ hoặc giá kích hoạt quá sát, lệnh Trailing Stop sẽ quá gần với giá vào lệnh và khiến lệnh dễ dàng bị kích hoạt chỉ bởi những biến động thông thường của thị trường. Trong khi đó, giá thị trường vẫn chưa kịp thay đổi một cách rõ ràng và có lợi đối với trader. Giao dịch sẽ bị đóng/thoát khi giá thị trường chỉ mới có một sự biến động nhẹ và khi giá thị trường phục hồi thì giao dịch này của trader đã bị thua lỗ.

Nhưng nếu tỷ lệ hồi vốn quá lớn, lệnh Trailing Stop chỉ được kích hoạt trong trường hợp thị trường biến động mạnh, dẫn đến việc trader phải gánh rủi ro tổn thất lớn không cần thiết.

Khi thị trường có sự biến động mạnh, việc tăng tỷ lệ hồi vốn là một sự lựa chọn tốt, còn trong trường hợp thị trường bình ổn, trader nên giảm tỷ lệ hồi vốn.

Không tồn tại tỷ lệ hồi vốn tối ưu và giá kích hoạt lý tưởng. Trader nên căn cứ theo sự biến đổi không ngừng về giá trên thị trường để điều chỉnh kịp thời chiến lược đặt lệnh Trailing Stop. Hãy luôn cân nhắc xem giao dịch có phù hợp với năng lực gánh chịu rủi ro, kinh nghiệm đầu tư, năng lực kinh tế và các yếu tố quan trọng khác liên quan đến bạn hay không. Khi xác định tỷ lệ hồi vốn và giá kích hoạt, ngoài phạm vi biến đổi của giá, bạn còn nên tính toán mức lợi nhuận mục tiêu và khả năng chịu tổn thất của bản thân.

Ví dụ

(1) Đặt lệnh Trailing Stop bán cho một giao dịch Long

Giá hiện tại của hợp đồng không kỳ hạn BTCUSDT là 10.000 USDT. Người dùng A đặt lệnh Trailing Stop với điều kiện như sau:

  • Tỷ lệ hồi vốn: 5%
  • Giá kích hoạt: 10.500 USDT
  • Yếu tố kích hoạt: Giá gần nhất

Khi Giá gần nhất là 10.000 USDT, giá Trailing Stop ở mốc 9.500 USDT. Khi giá tăng lên thành 10.500 USDT, giá Trailing Stop sẽ tăng theo lên 9.975 USDT theo công thức [Giá gần nhất (1 - tỷ lệ hồi vốn)].

 

Giá Trailing Stop sẽ dừng lại khi giá giảm xuống. Khi giá tăng lên mức cao nhất là 11.000 USDT, giá Trailing stop cũng sẽ tăng theo lên 10.450 USDT. Khi giá giảm, giá Trailing Stop sẽ lại ngừng điều chỉnh. Khi giá giảm quá 5%, đồng thời đạt và vượt giá Trailing Stop là 10.450 USDT, lệnh bán sẽ được thực hiện theo mức giá thị trường để đóng vị thế.

Điều kiện kích hoạt như sau:

  • Giá kích hoạt (10.500 USDT) < Giá cao nhất (11.000 USDT)
  • Tỷ lệ bật lại (9,09%) > Tỷ lệ hồi vốn (5%)

Lưu ý:

Tỷ lệ bật lại = (Giá cao nhất - Giá bật lại) / Giá cao nhất

= (11.000 - 10.000) / 11.000

= 9,09%

(2) Đặt lệnh Trailing Stop bán cho một giao dịch Long

Giá hiện tại trong hợp đồng không kỳ hạn BTCUSDT là 10.500 USDT. Người dùng A đặt lệnh Trailing Stop với điều kiện như sau:

  • Tỷ lệ hồi vốn: 2%
  • Giá kích hoạt: 11.000 USDT
  • Yếu tố kích hoạt: Giá gần nhất

Tình huống A - Đáp ứng cả hai điều kiện

Giá gần nhất tăng mạnh từ 10.500 USDT lên 11.500 USDT (giá cao nhất) và sau đó, giảm xuống còn 11.200 USDT.

Lệnh Trailing Stop được kích hoạt và lệnh bán được thực hiện theo mức giá thị trường khi đáp ứng toàn bộ các điều kiện sau:

  • Giá kích hoạt (11.000 USDT) < Giá cao nhất (11.500 USDT) ---> Đã đáp ứng điều kiện
  • Tỷ lệ bật lại (2,61%) > Tỷ lệ hồi vốn (2%) ---> Đã đáp ứng điều kiện

Lưu ý:

Tỷ lệ bật lại = (Giá cao nhất - Giá bật lại) / Giá cao nhất

= (11.500 - 11.200) / 11.500

= 2,61%

Tình huống B - Chỉ đáp ứng một điều kiện

Giá đánh dấu tăng mạnh từ 10.500 USDT lên 11.500 USDT (giá cao nhất) và sau đó giảm xuống còn 11.450 USDT.

Lệnh Trailing Stop không được kích hoạt và không có lệnh bán nào được thực hiện theo mức giá thị trường nếu chỉ đáp ứng một trong các điều kiện sau:

  • Giá kích hoạt (11.000 USDT) < Giá cao nhất (11.500 USDT) ---> Đã đáp ứng điều kiện
  • Tỷ lệ bật lại (0,43%) < Tỷ lệ hồi vốn (2%) ---> Không đáp ứng điều kiện

Lưu ý:

Tỷ lệ bật lại = (Giá cao nhất - Giá bật lại) / Giá cao nhất

= (11.500 - 11.450) / 11.500

= 0,43%

(3) Đặt lệnh Trailing Stop mua cho một giao dịch Short

Giá đánh dấu hiện tại trong hợp đồng không kỳ hạn BTCUSDT là 10.500 USDT. Người dùng A đặt lệnh Trailing Stop với điều kiện như sau:

  • Tỷ lệ hồi vốn: 3%
  • Giá kích hoạt: 10.000 USDT
  • Yếu tố kích hoạt: Giá đánh dấu

Tình huống A - Đáp ứng cả hai điều kiện

Giá đánh dấu giảm mạnh từ 10.500 USDT xuống còn 9.500 USDT (giá thấp nhất) và sau đó, tăng lên thành 9.800 USDT.

Lệnh Trailing Stop được kích hoạt và lệnh mua được thực hiện theo mức giá thị trường khi đáp ứng toàn bộ các điều kiện sau:

  • Giá kích hoạt (10.000 USDT) > Giá thấp nhất (9.500 USDT) ---> Đã đáp ứng điều kiện
  • Tỷ lệ bật lại (3,16%) > Tỷ lệ hồi vốn (3%) ---> Đã đáp ứng điều kiện

Lưu ý:

Tỷ lệ bật lại = (Giá bật lại - Giá thấp nhất) / Giá thấp nhất

= (9.800 - 9.500) / 9.500

= 3,16%

Tình huống B - Chỉ đáp ứng một điều kiện

Giá đánh dấu giảm mạnh từ 10.500 USDT xuống còn 9.900 USDT (giá thấp nhất) và sau đó, tăng lên thành 9.950 USDT.

Lệnh Trailing Stop không được kích hoạt và không có lệnh mua nào được thực hiện theo mức giá thị trường nếu chỉ đáp ứng một trong các điều kiện sau:

  • Giá kích hoạt (10.000 USDT) > Giá thấp nhất (9.900 USDT) ---> Đã đáp ứng điều kiện
  • Tỷ lệ bật lại (0,51%) < Tỷ lệ hồi vốn (3%) ---> Không đáp ứng điều kiện

Lưu ý:

Tỷ lệ bật lại = (Giá bật lại - Giá thấp nhất) / Giá thấp nhất

= (9.950 - 9.900) / 9.900

= 0,51%

5. Lệnh OCO 

5.1 Lệnh OCO là gì ?

Lệnh OCO viết tắt của (One-Cancels-the-Other) thực chất là sự kết hợp của lệnh giới hạn (Limit) và lệnh dừng giới hạn (Stop-limit). Khi một trong hai lệnh được kích hoạt, lệnh còn lại sẽ bị hủy.

  • Lệnh OCO giúp bạn chốt lời đồng thời cũng có thể cắt lỗ chỉ bằng một lệnh.
  • Lệnh OCO khắc phục được nhược điểm của cả lệnh giới hạn (limit) và lệnh (stop-limit).
  • Dễ dàng quản lý lệnh.
  • Giới hạn rủi ro khi vào lệnh.

5.2 Cách dùng lệnh OCO

Ví dụ lệnh OCO:

  • Trường hợp sử dụng lệnh mua: BTC giá hiện là 9700 USDT. Bạn muốn mua BTC giá 9300 USDT và đồng thời bạn cũng sẽ mua vào nếu như BTC vượt mức kháng cự 10000 USDT (bạn tin rằng BTC sẽ lên cao hơn nếu vượt mức kháng cự).
  • Trường hợp sử dụng lệnh bán: BTC giá hiện tại 10000 USDT và bạn muốn bán BTC giá 10500 USDT và đồng thời bạn cũng sẽ bán ra BTC sẽ rơi nếu thủng mức hỗ trợ 9900 USDT (bạn tin rằng BTC sẽ rơi mạnh nếu thủng mức hỗ trợ).

*Lưu ý:

  • Lệnh bán: Giá giới hạn>giá hiện tại>giá dừng giới hạn .
  • Lệnh mua: Giá giới hạn

6. Lệnh Stop Market

6.1 Lệnh Stop Market là gì

Lệnh Thị trường dừng (Stop-market) là sự kết hợp của lệnh stop và lệnh market. Khi giá tài sản chạm đến mức giá stop, hệ thống sẽ tự động kích hoạt lệnh mua/bán tài sản theo giá thị trường (bằng mọi giá).

Bước 1: Chọn lệnh Stop market

Bước 2: Nhập mức giá Stop

Bước 3: Nhập số lượng tài sản mua hoặc bán trong lệnh stop-market

6.2 Hướng dẫn vào lệnh Stop Market

Ví dụ về lệnh Stop-limit và Stop-market

Ví dụ 1: BTC đang có giá thị trường là $42,000. Bạn muốn bán BTC dừng lỗ nếu mức giá BTC rơi xuống $40,000. 

Nếu bạn đặt lệnh limit bán tại $40,000, lệnh sẽ được khớp ngay lập tức vì đang bán với giá thấp hơn giá thị trường. Do đó, bạn cần sử dụng lệnh stop-limit để có thêm điều kiện kích hoạt lệnh limit. 

Ví dụ, bạn đặt giá stop là $40,500 và giá limit là $40,000. Chỉ khi giá BTC chạm mức giá stop, lệnh bán limit tại $40,000 mới được kích hoạt và chuyển vào sổ lệnh. 

Như vậy, bạn có thể bán dừng lỗ theo chiến lược đầu tư mà vẫn tiết kiệm thời gian theo dõi biến động giá.

Ví dụ 2: BTC đang có giá thị trường là $42,000. Bạn có BTC với giá vốn là $35,000. Vì lo ngại BTC sẽ giảm, bạn muốn bán BTC khi giá rơi về $40,000 để bảo toàn lợi nhuận. 

Do đó, bạn sử dụng lệnh stop-limit với giá stop là $40,500 và giá limit là $40,000. 

7. Lệnh Post Only

Lệnh Post-Only là lệnh không thực thi ngay. Nó được sử dụng để đảm bảo bạn nhận được Maker Rebate (phần phí thưởng cho bạn khi có người khác khớp với lệnh bạn đặt sẵn). Nếu lệnh này phải khớp với lệnh đã đặt sẵn thì nó sẽ bị hủy.

8. Lệnh TWAP

8.1 Lệnh TWAP là gì

TWAP (Mức giá trung bình theo thời gian) là một chiến lược thực hiện giao dịch theo thuật toán nhằm đạt được giá thực hiện trung bình gần với giá trung bình theo thời gian của một khoảng thời gian cụ thể do người dùng định trước. Chiến lược TWAP thường dùng để hạn chế tối đa tác động của một lệnh giao dịch lớn lên thị trường bằng cách chia nhỏ lệnh này và thực hiện đều đặn theo thời gian.

TWAP được kỳ vọng cung cấp giá thực hiện tốt hơn trong các trường hợp sau:

  • Quy mô lệnh lớn hơn thanh khoản có sẵn trên sổ lệnh.
  • Dự đoán về thời kỳ biến động giá cao mà xu hướng tăng hoặc giảm không rõ ràng.

8.2 Cách dùng lệnh TWAP trong Binance

1. Đi đến Binance Futures và nhấp vào [Giao dịch chiến lược] - [TWAP].

2. Bạn sẽ thấy một cửa sổ hướng dẫn hiện ra. Nếu chưa quen với TWAP, chúng tôi khuyên bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi tạo chiến lược TWAP của mình.

3. Chọn ký hiệu/hợp đồng mong muốn của bạn (ví dụ: BTCBUSD, ETHBUSD) và nhập chi tiết giao dịch của bạn: hướng (Mua hoặc Bán), quy mô giao dịch và thời gian thực hiện.

Khi tất cả các tham số bắt buộc đã được thiết lập, hãy nhấp vào [Mua/Long] hoặc [Bán/ Short] để đặt lệnh.

  • Quy mô giao dịch: Là tổng quy mô giao dịch bạn chọn để mua hoặc bán. Chiến lược TWAP sẽ đặt mục tiêu thực hiện để khớp với quy mô giao dịch dự kiến này. Theo quy định, quy mô giao dịch tối thiểu theo chiến lược TWAP được đặt ở mức danh nghĩa tương đương với 10.000 USD.
  • Thời lượng: Chọn khoảng thời gian thực hiện TWAP như mong muốn. Thời gian tối thiểu là 5 phút và tối đa là 24 giờ.

4. Kiểm tra lệnh chi tiết và nhấp vào [Xác nhận].

Hãy đảm bảo rằng bạn có đủ số dư ký quỹ trong Ví Futures của mình. Chiến lược TWAP sẽ bị chấm dứt nếu bất kỳ lệnh TWAP nào không đáp ứng được các yêu cầu về ký quỹ.

Xem các lệnh TWAP của tôi bằng cách nào?

Bạn có thể xem các lệnh TWAP đang chạy của mình, bao gồm giá đã khớp trung bình, thời hạn chiến lược, trạng thái chiến lược và tổng quy mô, từ giao diện TWAP tại tab [Đang chạy] trên bảng Tổng quan Chiến lược. Bạn cũng có thể theo dõi tiến trình của lệnh tại cột [Đã khớp%] để kiểm tra tỷ lệ phần trăm hiện tại của số lượng đã thực hiện.

Để chấm dứt lệnh TWAP đang chạy theo cách thủ công, hãy nhấp vào [Chấm dứt] tại cột [Hành động].

Để xem tất cả lịch sử giao dịch TWAP, hãy nhấp vào tab [Lịch sử] trên bảng Tổng quan Chiến lược.

Lưu ý bổ sung:

  • TWAP hỗ trợ hợp đồng ký quỹ bằng USDⓈ và có thể kết hợp với Chế độ Đa tài sản.
  • Đối với hợp đồng theo quý, lệnh TWAP phải kết thúc một tiếng trước thời gian thanh toán của hợp đồng. Ví dụ: Nếu bạn tạo lệnh TWAP lúc 7:00 sáng với thời lượng 4 tiếng thì lệnh này sẽ kết thúc lúc 11:00 sáng. Xin lưu ý rằng các chiến lược TWAP sẽ tạm dừng trong quá trình bảo trì hệ thống và sau đó sẽ hoạt động lại.
  • TWAP hỗ trợ tối đa 10 lệnh chạy đồng thời cho mỗi tài khoản. Bạn có thể đặt nhiều lệnh TWAP cho cùng một ký hiệu.
  • Chi tiết giao dịch sẽ không được hiển thị cho đến khi tất cả các lệnh TWAP được khớp. Chỉ những lệnh đã hoàn tất một phần mới được hiển thị, cho biết số lượng giao dịch, giá giao dịch trung bình và phí giao dịch.
  • Lệnh TWAP không đảm bảo việc thực hiện. Các lệnh sẽ được khớp nhiều nhất có thể, tùy thuộc vào tính thanh khoản và biến động của thị trường.
  • Giao dịch thủ công, hủy lệnh hoặc đóng các vị thế trên cùng một hợp đồng/ký hiệu trên giao diện giao dịch ký quỹ bằng USDⓈ sẽ không ảnh hưởng đến tổng quy mô của lệnh TWAP.

9. Take Profit, Stop Loss

9.1 Định nghĩa take profit và stop loss

Take Profit - [Chốt lời]

Stop Loss - [Cắt lỗ].

9.2 Cách đặt take profit, Stop loss

- Đối với lệnh Future, Margin

Cách 1 : Đặt take profit với stop loss cùng lúc với khi đặt lệnh (limit)

Cách 2 : Đặt take profit và stop loss khi đang có lệnh

9.3 Cách chốt lời 1 phần của lệnh

Bạn cũng làm giống 9.2 nhưng chọn theo ảnh sau

Kết luận

Trên đây Bigtrade đã hướng dẫn đầy đủ các loại lệnh và cách dùng các loại lệnh trên Binance

Ta thấy các loại lệnh thường xuyên nhất là : Limit, Market vì dễ sử dùng và dễ theo dõi. Các loại lệnh khác chúng ta cần hiểu kỹ để vào lệnh được an toàn.

0 bình luận, đánh giá về Bài 4 : Binance trade - Lệnh limit, lệnh market, lệnh OCO, lệnh trailing stop, lệnh stop limit là gì ?

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
x
0.02482 sec| 941.25 kb