Trong hồ sơ phá sản theo Chương 11, công ty Voyager có trụ sở tại New Jersey ước tính rằng họ có hơn 100,000 chủ nợ và tài sản từ 1 tỷ đến 10 tỷ USD, và các khoản nợ có giá trị tương đương. Thủ tục phá sản theo Chương 11 này sẽ đình chỉ tất cả các vấn đề kiện tụng dân sự và cho phép các công ty chuẩn bị các kế hoạch xoay vòng trong khi vẫn hoạt động.

Đây được xem như là hệ quả tất yếu của sự biến động và lây lan kéo dài trong thị trường tiền điện tử trong vài tháng qua và việc Three Arrows Capital vỡ nợ khi vay từ Voyager Digital. Vào tuần trước, Voyager cho biết họ đã đưa ra thông báo vỡ nợ cho quỹ đầu cơ tiền điện tử Three Arrows Capital (3AC) có trụ sở tại Singapore vì không thực hiện các khoản thanh toán theo yêu cầu đối với khoản vay 15,250 Bitcoin (khoảng 324 triệu USD) và 350 triệu đô la USDC. Cuối tuần đó, 3AC đã đệ đơn phá sản theo Chương 15, cho phép các con nợ nước ngoài bảo vệ tài sản tại Hoa Kỳ. 

Công ty Voyager Digital có trụ sở tại Toronto (Canada) đã đệ đơn yêu cầu bảo vệ phá sản theo Chương 11 lên Tòa án Quận Nam New York vào tối ngày 05/07/2022 (theo giờ Miền Đông Mỹ).

Uớc tính Voyager có hơn 100.000 người dùng và quản lý số tài sản khoảng từ 1 đến 10 tỷ USD. Trong khi đó, số nợ công ty đang phải chịu cũng nằm trong khoảng dưới 10 tỷ USD. Lời tuyên bố của công ty cũng khẳng định điều này:

“Chúng tôi vẫn có đủ quỹ tiền để trả cho các chủ nợ không thế chấp.”

Giữa cơn bão khủng hoảng thanh khoản đang càn quét thị trường tiền mã hóa, Three Arrows Capital (3AC) là công ty đầu tiên nộp đơn phá sản vào ngày 02/07. Tuy nhiên, 3AC gửi đơn phá sản theo Chương 15 vì có nhiều bên thuộc nhiều quốc gia khác nhau tiến hành tranh chấp. Cụ thể, 3AC đã bị một tòa án tại Quần đảo Virgin thuộc Anh (BVI) ra lệnh thanh lý tài sản theo khiếu nại từ Blockchain.com và sàn Deribit, hai trong số những chủ nợ của sàn.

Voyager Digital trước đó cho biết Three Arrows Capital đang nợ mình hơn 662 triệu USD tiền mã hóa. Công ty tạm dừng hoạt động giao dịch, gửi và rút tiền từ ngày 02/07 và cuối cùng đến ngày 05/07 phải đệ đơn phá sản. Tài sản hiện tại của công ty còn là 110 triệu USD tiền mặt, 350 triệu USD trong tài khoản ngân hàng và 1,3 tỷ USD tài sản crypto của người dùng. Công ty cũng tuyên bố sẽ tiến hành các hành động pháp lý để truy thu khoản nợ từ Three Arrows Capital.

Dù vậy, có một điều khá khó hiểu là trong đơn phá sản, Voyager cho biết mình đang nợ Alameda 75 triệu USD dù vào cuối tháng 6, công ty cho biết đã vay Alameda 200 triệu USD tiền mặt/USDC, cùng 15.000 Bitcoin (BTC), với tổng giá trị là khoảng 485 triệu USD tại thời điểm vay.

Trong khi đó, giá cổ phiếu Voyager đã giảm gần 89% trong vòng một tháng qua.

 

Voyager Digital nộp đơn phá sản 10 tỷ USD

07/07/2022
Như Loan
Như Loan
Công ty Voyager Digital có trụ sở tại Toronto (Canada) đã đệ đơn yêu cầu bảo vệ phá sản theo Chương 11 lên Tòa án Quận Nam New York vào tối ngày 05/07/2022 (theo giờ Miền Đông Mỹ)
x

Trong hồ sơ phá sản theo Chương 11, công ty Voyager có trụ sở tại New Jersey ước tính rằng họ có hơn 100,000 chủ nợ và tài sản từ 1 tỷ đến 10 tỷ USD, và các khoản nợ có giá trị tương đương. Thủ tục phá sản theo Chương 11 này sẽ đình chỉ tất cả các vấn đề kiện tụng dân sự và cho phép các công ty chuẩn bị các kế hoạch xoay vòng trong khi vẫn hoạt động.

Đây được xem như là hệ quả tất yếu của sự biến động và lây lan kéo dài trong thị trường tiền điện tử trong vài tháng qua và việc Three Arrows Capital vỡ nợ khi vay từ Voyager Digital. Vào tuần trước, Voyager cho biết họ đã đưa ra thông báo vỡ nợ cho quỹ đầu cơ tiền điện tử Three Arrows Capital (3AC) có trụ sở tại Singapore vì không thực hiện các khoản thanh toán theo yêu cầu đối với khoản vay 15,250 Bitcoin (khoảng 324 triệu USD) và 350 triệu đô la USDC. Cuối tuần đó, 3AC đã đệ đơn phá sản theo Chương 15, cho phép các con nợ nước ngoài bảo vệ tài sản tại Hoa Kỳ. 

Công ty Voyager Digital có trụ sở tại Toronto (Canada) đã đệ đơn yêu cầu bảo vệ phá sản theo Chương 11 lên Tòa án Quận Nam New York vào tối ngày 05/07/2022 (theo giờ Miền Đông Mỹ).

Uớc tính Voyager có hơn 100.000 người dùng và quản lý số tài sản khoảng từ 1 đến 10 tỷ USD. Trong khi đó, số nợ công ty đang phải chịu cũng nằm trong khoảng dưới 10 tỷ USD. Lời tuyên bố của công ty cũng khẳng định điều này:

“Chúng tôi vẫn có đủ quỹ tiền để trả cho các chủ nợ không thế chấp.”

Giữa cơn bão khủng hoảng thanh khoản đang càn quét thị trường tiền mã hóa, Three Arrows Capital (3AC) là công ty đầu tiên nộp đơn phá sản vào ngày 02/07. Tuy nhiên, 3AC gửi đơn phá sản theo Chương 15 vì có nhiều bên thuộc nhiều quốc gia khác nhau tiến hành tranh chấp. Cụ thể, 3AC đã bị một tòa án tại Quần đảo Virgin thuộc Anh (BVI) ra lệnh thanh lý tài sản theo khiếu nại từ Blockchain.com và sàn Deribit, hai trong số những chủ nợ của sàn.

Voyager Digital trước đó cho biết Three Arrows Capital đang nợ mình hơn 662 triệu USD tiền mã hóa. Công ty tạm dừng hoạt động giao dịch, gửi và rút tiền từ ngày 02/07 và cuối cùng đến ngày 05/07 phải đệ đơn phá sản. Tài sản hiện tại của công ty còn là 110 triệu USD tiền mặt, 350 triệu USD trong tài khoản ngân hàng và 1,3 tỷ USD tài sản crypto của người dùng. Công ty cũng tuyên bố sẽ tiến hành các hành động pháp lý để truy thu khoản nợ từ Three Arrows Capital.

Dù vậy, có một điều khá khó hiểu là trong đơn phá sản, Voyager cho biết mình đang nợ Alameda 75 triệu USD dù vào cuối tháng 6, công ty cho biết đã vay Alameda 200 triệu USD tiền mặt/USDC, cùng 15.000 Bitcoin (BTC), với tổng giá trị là khoảng 485 triệu USD tại thời điểm vay.

Trong khi đó, giá cổ phiếu Voyager đã giảm gần 89% trong vòng một tháng qua.

 

0 bình luận, đánh giá về Voyager Digital nộp đơn phá sản 10 tỷ USD

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
x
0.03537 sec| 808.648 kb