Pi network có lừa đảo hay không ?

22/07/2022
Tuấn Hùng
Tuấn Hùng
Dạo gần đây, Pi được xuất hiện nhan nhản trên các mặt báo, có cả tiến sỹ, cả ca sỹ góp mặt vào "pi biz" này. Vậy Pinetwork có lừa đảo hay không? chúng ta cùng điểm qua 1 vài thông tin nhé.
x

Đầu tiên, Pi Network là gì?

Theo những gì được công bố thì Pi Network là loại tiền ảo chỉ khai thác được bằng thiết bị di động. Pi được quảng cáo là khai thác mà không tốn tài nguyên thiết bị, không mất tiền dữ liệu mạng, chỉ cần bạn bật app điểm danh hàng ngày.

Pi được thành lập bởi một đội ngũ cựu sinh viên Đại học Stanford danh tiếng. Trong đó bao gồm 2 tiến sĩ và một MBA. Tuy vậy, khác với những dự án khác, các sáng lập viên của Pi rất ít khi xuất hiện để công bố các thông tin về dự án cũng như các hoạt động khác. Đây là một điều khá bất thường.

Khai thác Pi rất đơn giản, bạn chỉ cần tải ứng dụng Pi Network về sau đó đăng ký tài khoản cũng rất đơn giản. Đăng ký xong bạn chỉ cần nhấn Start để bắt đầu đào Pi, quá trình đào diễn ra ngay cả khi ngắt kết nối internet và không làm hao pin, không sử dụng dữ liệu mạng. Điều bạn cần làm chỉ là mở ứng dụng mỗi 24 giờ để “điểm danh”.

Tốc độ khai thác Pi sẽ giảm dần khi số lượng người tham gia đào tăng lên. Nhưng có một điều khá hay ho là nếu mời người khác tham gia mạng con cùng với bạn thì tốc độ đào sẽ tăng lên. Nghe quen quen :)

Bạn được gì và mất gì khi đào Pi?

Ở thời điểm hiện tại, thứ mà bạn nhận được khi đào Pi chỉ là những lời hứa, những ảo mộng giàu sang trong tương lai.

Còn những thứ bạn mất gồm:

  • Công sức lôi kéo người khác cùng đào Pi
  • Tốn tiền điện sạc smartphone để đào Pi
  • Tốn tài nguyên của smartphone
  • Mất thông tin, dữ liệu nhạy cảm trên máy
  • Mất niềm tin vào công nghệ blockchain
  • Mất công sức vào một đồng tiền ảo không có giá trị
  • Mất uy tín với những người xung quanh
  • Sau này còn có thể mất tiền nếu đồng Pi yêu cầu bạn đồng thuận về giá, đặt cho Pi một giá trị nào đó rồi bắt mỗi người tham gia phải mua 1 Pi với giá đồng thuận để chứng minh sự ủng hộ.

Các dẫn chứng cho thấy Pi là một đồng tiền ảo lừa đảo

Đầu tiên, chẳng có một đồng tiền ảo nào khai thác đơn giản như Pi. Việc đào tiền ảo không dễ dàng như các bạn nghĩ. Tất cả các thợ mỏ thời 4.0 đều phải đầu tư rất nhiều tiền cho dàn máy, kết nối mạng để đào tiền ảo, cạnh tranh với các thợ mỏ khác. Họ đào bằng cách xác thực giao dịch theo các khối, mỗi lần xác thực thành công thợ mỏ sẽ được trả thưởng bằng tiền ảo.

Nói chung, đào tiền ảo theo cách điểm danh 24 giờ một lần là xong thì chỉ có Pi mà thôi.

Thứ hai, Pi không công bố công nghệ lõi, giấu kín mã nguồn. Mọi dự án blockchain, tiền ảo đều theo nguyên tắc minh bạch. Ngay cả Bitcoin, ETH cũng phải công khai mã nguồn để thể hiện tính phi tập trung vậy mà Pi lại không. Pi có công nghệ lõi mà không công bố hay chả có cái lõi nào chỉ giỏi nổ thì chúng tôi không dám kết luận. Tuy nhiên, một dự án tiền ảo uy tín thì chắc chắn phải công bố công nghệ lõi.

Thứ ba, Pi không công bố các mốc thời gian cụ thể của các giai đoạn phát triển. Mặc dù trong sách trắng, Pi cũng bày ra ba giai đoạn Thiết kế, thử nghiệm trên Testnet và giai đoạn chính trên Mainnet. Tuy nhiên mốc thời gian cụ thể của từng giai đoạn thì lại chẳng thấy đâu.

Thứ tư, Pi bị sàn giao dịch tiền ảo CoinMarketCap gắn mác là gây tranh cãi, nhà đầu tư cân nhắc trước khi xuống tiền.

Thứ năm, một số tên miền của Pi bị đưa vào danh sách đen hoặc bị cảnh báo bởi các phần mềm chống virus như Virus Total, Microsoft Edge SmartScreen….

Pi Network là gì? Pi Network có phải lừa đảo không?

Pi Network là gì? Pi Network có phải lừa đảo không?

Thứ sáu, ngay cả ứng dụng Pi Network cũng bị Tencent đưa vào danh sách nguy hiểm.

Thứ bảy, Pi Network yêu cầu quá nhiều quyền nhạy cảm. Theo nghiên cứu của Exodus, ứng dụng Pi Network dùng tới 11 tracker để thu thập dữ liệu người dùng phục vụ cho mục đích quảng cáo. Nghiêm trọng hơn, chỉ là một ứng dụng đào tiền ảo nhưng Pi yêu cầu tới 28 quyền truy cập bao gồm các quyền vô lý như đọc danh bạ, xem thông tin mạng, sử dụng phần cứng sinh trắc học, sử dụng phần cứng vân tay, kiểm soát trạng thái mạng…

Pi có 11 tracker theo dõi thông tin cho mục đích quảng cáo

Pi có 11 tracker theo dõi thông tin cho mục đích quảng cáo

Và yêu cầu tới 28 quyền trên thiết bị

Và yêu cầu tới 28 quyền trên thiết bị

Thứ tám, nhiều chuyên gia đã lên tiếng cảnh báo về việc Pi Network không an toàn với người dùng. Thậm chí, Pi còn bị cho là một mô hình lừa đảo đa cấp.

Thứ chín, theo Wjbuboiz một nhóm chuyên về bảo mật có sự tham gia của Hiếu PC, thì Pi chả có cái gì gọi là blockchain. Ngay cả ứng dụng Pi Network cũng không phải là một app tử tế mà chỉ là một webview. Còn theo Wibugirl thì quá trình đào Pi mà những “người tiên phong” đang thấy chỉ là Javascirpt timer. Tất cả những số PI đang chạy mà các bạn thấy trên màn hình không phải là app PI đang đào coin hay chạy blockchain gì cả mà chỉ là họ setinterval trong Javascript code để thay đổi giá trị PI trên UI mà thôi

App Pi thực chất chỉ là dạng webview

App Pi thực chất chỉ là dạng webview

Quá trình đào Pi thực chất chỉ là JavaScript timer

Quá trình đào Pi thực chất chỉ là JavaScript timer

Thứ mười, tất nhiều đoạn code trong app Pi dành riêng cho việc chạy quảng cáo.

Chứa rất nhiều đoạn code dành riêng cho việc chạy quảng cáo

Chứa rất nhiều đoạn code dành riêng cho việc chạy quảng cáo

Tương lai của Pi Network

Rồi, tới đây nhiều bạn sẽ hỏi là tôi chưa thấy Pi lừa đảo gì tôi cả. Vậy thì chúng ta sẽ nói thêm một chút về tương lai của Pi. Đoạn này tôi mượn ý tưởng của một anh bạn, một chuyên gia về công nghệ và tiền ảo.

Đúng như phản biện mà các bạn đưa ra, hiện tại Pi chưa lừa đảo ai cả. Những kẻ đứng đằng sau đồng tiền ảo này hiện tại chỉ cần ngồi rung đùi ăn tiền quảng cáo cũng đủ rồi không cần lừa ai làm gì nữa. Thế nhưng cứ như vậy mãi, cứ đào mãi mà chẳng mua bán, chẳng ứng dụng được gì thì cũng không ổn.

Vì thế, để hốt cú chót những kẻ đứng đằng sau Pi sẽ tạo ra một đồng token Pi Network thật sự. Với cơ chế đồng thuận về giá tự nhận từ trước, mấy anh sẽ yêu cầu những “người tiên phong” phải đồng thuận một mức giá khởi điểm dành cho Pi (ví dụ 100 USD/1 Pi) và đề nghị mỗi người phải bỏ tiền ra mua 1 Pi coi như chứng minh sự ủng hộ. Vì là đồng thuận nên nếu muốn bán được Pi với giá 100 USD thì anh phải là người chấp nhận mua 1 Pi với giá 100 USD, hợp lý chưa.

Nhưng mà ban đầu, các giao dịch sẽ ở dạng chỉ được mua chứ không cho bán. Khi có trong tay hàng nghìn, hàng triệu Pi thì chắc chắn nhiều người sẽ không tiếc việc bỏ 100 USD ra mua một Pi. Ờ thì mất có một đồng, sau này bán hàng ngàn đồng với giá 100 USD hoặc chỉ cần 50 USD cũng lãi to rồi.

Với số lượng “người tiên phong” đào Pi lên tới hàng chục triệu chỉ cần vài % đồng ý bỏ 100 USD mua Pi là những kẻ đứng sau giàu sụ rồi. Tiếp theo chúng sẽ cao chạy xa bay, giá Pi bao nhiêu không còn quan trọng nữa, cộng đồng tự sinh tự diệt… Khi đó, bạn sẽ thấy Pi Network lừa đảo bạn như thế nào.

Thôi để chốt lại cho video có phần hơi dài mình xin dẫn một câu của anh chàng chuyên nói đạo lý trên mạng: Trên đời này có làm thì mới có ăn…

Dấu hiệu lùa gà của đội gọi là "cộng đồng Pi"

Các bạn nà đã hiểu những dấu hiệu bơm thổi lùa gà của Lan Var năm vừa rồi, có người may mắn ăn non xả được thì lãi đậm, người vào sau thì bán nhà vỡ nợ. Thì Pi network cũng có dấu hiệu tương tự.

1. Dấu hiệu lùa gà khắp các nhóm : trao đổi hàng hoá, mua bán otc 

Thậm chí có những đối tượng còn nói Pi = 1 triệu USD =))

Phải nói thêm là dội này nên đi diễn HÀI thì hái ra tiền đấy.

Cảnh báo: Những thứ "rác" này nhằm mục đích tạo lòng tham của con người, sau đó có rất nhiều cách để chúng lừa con mồi vào bẫy.

Lấy ví dụ như thế này :

Bước 1 : Người A rao mua Pi giá 99$, xong lấy 1 tài khoản A1 chuyển khoản tạo giao dịch ảo (thực chất A1 vẫn chính là A hoặc là đội nhóm tay chân). 

Bước 2 : Cho đăng ảnh giao dịch các kiểu (như thật)

Bước 3 : Cho 1 người B bán với giá rất rẻ, ví dụ 10$ chẳng hạn. B thực chất vẫn chính là A hoặc đội tay chân của A

Bước 4 : Lợi dụng lòng tham ăn chênh lệch của người C, C sẽ mua lại của B với giá 10$ hòng bán lại cho A với giá 99$

Bước 5 : Sau khi C mua được thì bán cho A rồi A chặn cmn số, mất tiền.

Nói chung, mấy cái lừa đảo như thế này hết sức sơ đẳng và có từ lâu rồi. Cảnh báo mọi người đừng để bị lừa nhé!

2. Chuyên gia tiền số cảnh báo lừa đảo

Mới đây, Thư viện Alexandria của CoinMarketCap - nơi chứa bài viết của các nhà nghiên cứu về tiền điện tử trên khắp thế giới - đăng nội dung của nhà phân tích có biệt danh The Coin Pope, trong đó đưa ra cảnh báo về dự án tiền điện tử này.

Theo người này, Pi Network có một số dấu hiệu đáng nghi ngờ, và trong trường hợp xấu nhất, đây có thể là một kế hoạch lừa đảo đa cấp.

Nguồn : https://vnexpress.net/pi-network-bi-chuyen-gia-tien-so-canh-bao-lua-dao-4445380.html#:~:text=Pi%20Network%20b%E1%BB%8B%20%C4%91%C3%A1nh%20gi%C3%A1,c%E1%BB%A9u%20tr%C6%B0%E1%BB%9Bc%20khi%20%C4%91%E1%BA%A7u%20t%C6%B0.

Ở Việt Nam thì có ông Đăng Minh Tuấn đã từng cảnh báo :

TS Đặng Minh Tuấn: Đào Pi dựa trên việc “điểm danh” là hành vi vô giá trị, tất cả chỉ dựa trên niềm tin và nói miệng

Thực chất không phải đào bới hay làm gì cả mà chúng ta phải điểm danh, mỗi ngày một lần, có giá trị trong 24 tiếng, sau đó lại vào điểm danh tiếp. Giống như đi làm ở công ty, bạn cũng phải chấm công. Đến cuối tháng công ty mới thống kê người này làm đủ công hay thiếu. Về sau, quá trình mà bạn cống hiến cho hệ thống này như thế nào thì sẽ nhận được phần thưởng tương xứng.

Còn vấn đề minh bạch mà Tiến sĩ nói, nếu nhóm sáng lập không minh bạch thì có thể tự do cho mình một số lượng Pi khoảng 1-2 tỷ gì đó, nhưng trong sách trắng đã có công thức tính rồi, tương đương 25% tổng cung khi dự án lên sàn. Nếu muốn nhiều hơn thì người sáng lập có thể tự cho mình 30-40% và người tham gia phải chấp nhận, vậy tại sao họ không chọn tỷ lệ cao hơn mà chỉ là 25%? Bởi vì họ đã có công thức rồi".

TS Đặng Minh Tuấn: Đào Pi dựa trên việc “điểm danh” là hành vi vô giá trị, tất cả chỉ dựa trên niềm tin và nói miệng  - Ảnh 1.

Trận "battle" giữa nhà đầu tư Pi (bên trái ngoài cùng) và Tiến sĩ Đặng Minh Tuấn (giữa).

Phản biện lại quan điểm trên, TS Đặng Minh Tuấn cho rằng: "Quan điểm trên của anh Tài chủ yếu dựa vào niềm tin và nói miệng, bởi tác giả chỉ viết công thức trong sách trắng như vậy nhưng thực tế trong phần mềm có như thế hay không thì không ai biết. Cho đến thời điểm này không có bằng chứng nào cho thấy phần mềm chạy theo công thức đó, tất cả đều đang đóng nên không ai biết những gì trong sách trắng nói là đúng hay không".

Link : https://cafef.vn/ts-dang-minh-tuan-dao-pi-dua-tren-viec-diem-danh-la-hanh-vi-vo-gia-tri-tat-ca-chi-dua-tren-niem-tin-va-noi-mieng-20210306103436796.chn

3. Nhận định thêm

- Vậy Pinetwork kiếm tiền từ đâu ?

+ Từ nguồn info cá nhân của người dùng

+ Từ quảng cáo tới tệp dữ liệu người dùng

+ Ca sỹ, 1 số người nổi tiếng (chủ yếu không có kiến thức về crypto, blockchain) cũng bị mua chuộc vào shill, thực chất những nguồn này thực sự không đáng tin.

Lùm xùm giữa ông Đặng Minh Tuấn và PGS Đặng Viết Hào :

Sau khi ông Đặng Minh Tuấn chỉ trích Pi có dấu hiệu Scam thì các fan của Pi đã lao vào chửi bới ông. Mà cái lạ là tận PGS cũng bị "ngáo Pi"

Dưới đây là 1 số comment của Pi fan :

Kết luận : Pi thủ chắc chắn có rất nhiều scam

Đây là nhận định cá nhân, có thể đúng, có thể sai. 

- Đối với chủ dự án : Dự án này là dự án mập mờ, còn về mấy ông chủ dự án có scam hay không thì mình nghĩ là chắc chắn các ông ấy có dữ liệu người dùng đồng nghĩa có tiền, có thể dùng dữ liệu nhằm mục đích quảng cáo, bán dữ liệu...

- Đối với Pi thủ : mình khẳng định Pi thủ mà mấy đối tượng giả mua bán nhằm câu kéo lòng tham thì 100% scam nhé. Mình không đưa ra lời khuyên, mà chỉ đưa ra nhận định. Bài viết này đưa ra thông tin và nhận định chứ không đưa ra lời khuyên là có nên chơi hay không. Hi vọng các bạn tự có câu trả lời

0 bình luận, đánh giá về Pi network có lừa đảo hay không ?

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
x
1.83959 sec| 864.703 kb