“Cuộc khủng hoảng thanh khoản” hiện tại trên thị trường tiền mã hóa đang khiến nhiều tổ chức “đứng ngồi không yên” vì lo sợ bị liên đới với Three Arrows Capital (3AC) – quỹ đầu tư tiền mã hóa đã vỡ nợ và phải tuyên bố phá sản. Trong khi đó, những đơn vị không bị ảnh hưởng thì cũng băn khoăn không biết có nên đứng ra cứu giúp thị trường hay không.

Đại diện cho hai lối trường phái trên rõ ràng nhất chính là Binance và FTX, hai sàn giao dịch thuộc hàng top thị trường, đứng đầu lần lượt bởi CEO Changpeng Zhao (CZ) và CEO Sam Bankman-Fried (SBF).

Nhân vật đã ra tay “giải cứu” thị trường trong thời gian qua là tỷ phú Sam Bankman-Fried thông qua các công ty do ông quản lý, gồm sàn giao dịch FTX và quỹ Alameda Research. Cụ thể, FTX đã cho BlockFi vay 400 triệu USD, còn Alameda cho Voyager vay 485 triệu USD. Ông Bankman-Fried tuyên bố phải làm vậy để ngăn cản sự sụp đổ dây chuyền trên thị trường, song thừa nhận sẽ có thêm các công ty phá sản và được cho là đã từ chối trợ giúp Celsius vì nền tảng lending này đang lỗ đến 2 tỷ USD.

Ở chiều ngược lại, CEO Changpeng Zhao của Binance thì tuyên bố không phải công ty tiền mã hóa nào đang gặp khó khăn cũng đáng được “giải cứu”, dù Binance nhận được từ 50-100 đề nghị mỗi ngày. CZ thậm chí đăng hẳn một bài blog lập luận rằng những dự án có mô hình kinh doanh không bền vững thì xứng đáng sụp đổ và sàn sẽ không đứng ra giải cứu chúng.

Mâu thuẫn giữa hai bên đã “bùng nổ” trong buổi tối ngày 07/07 qua chuỗi hội thoại trên Twitter.

Người “nổ phát súng” đầu tiên chính là CEO Binance Changpeng Zhao, bình luận “đá xoáy” phía Sam Bankman-Fried về việc công ty Voyager đệ đơn phá sản dù đã được Alameda bơm tiền, rồi để lộ ra rằng Alameda cũng đang nợ tiền Voyager.

“Vậy là 3AC nợ Voyager vài trăm triệu USD, rồi phá sản. FTX/Alameda cho 3AC vay tiền, nhưng không thể cứu nổi nó.

Alameda tiếp đó đầu tư vào Voyager, rồi vay 377 triệu USD cũng từ Voyager…ok…

Voyager phá sản. Vậy là FTX có “giải cứu” họ hay là trả lại nợ không?

Có ai thấy rối như canh hẹ không?”

CZ còn chia sẻ một đoạn tin nhắn với một nhân vật không rõ danh tính mà được ông viết là “nổi tiếng trong ngành” vào ngày 12/06. Theo đó, vị CEO của Binance đã từ chối đề nghị hỏi vay 120 triệu USD dù được cam kết thế chấp 4 tỷ USD tài sản và trả lãi đầy đủ. Ông Changpeng Zhao khẳng định Binance sẽ không mạo hiểm với những thương vụ với số tiền lớn như vậy.

Phía Sam Bankman-Fried ngay lập tức đáp trả trên Twitter:

“Rất vui mỗi khi thấy có người sẵn sàng giúp đỡ thị trường (dù là có giả vờ đi chăng), nhưng ước gì họ đi hỏi đội ngũ pháp lý của mình về quy trình phá sản thực tế diễn ra như thế nào… hoặc chí ít là liên hệ để xác nhận thông tin rõ ràng. Tôi luôn sẵn sàng giải đáp cho họ”.

Đây là diễn biến mới nhất về “mối thâm thù” giữa Binance và FTX, vốn đã bắt đầu từ tận năm 2019. Tháng 11 năm ấy, Binance khởi kiện FTX với cáo buộc tấn công thao túng, đòi bồi thường 150 triệu USD. Một tháng sau, cả hai hòa giải và hợp tác, theo đó Binance đầu tư vào cổ phần của FTX. Nền tảng của CEO CZ cũng niêm yết sản phẩm token đòn bẩy của FTX.

Song, chỉ vài tháng sau, Binance hủy niêm yết các token này vì “bảo vệ lợi ích của người dùng”, để rồi tạo ra sản phẩm đòn bẩy của riêng mình sau đó ít lâu. Đến giữa năm 2021, FTX mua lại toàn bộ cổ phần của Binance trong sàn, chính thức chấm dứt mối quan hệ giữa hai bên.

CZ và SBF từ đó đã không còn xuất hiện chung tại bất kỳ sự kiện nào, thậm chí là không còn chụp chung với nhau tấm hình nào nữa.

Tài sản của hai vị tỷ phú crypto cũng đã giảm đáng kể sau 2 tháng thị trường tiền mã hóa lao dốc. Theo thống kê của Bloomberg tính đến ngày 13/06, trong khi tài sản của Sam Bankman-Fried giảm 41% từ mức 15,1 tỷ USD của tháng 11/2021 về chỉ còn 8,9 tỷ USD, tài sản của Changpeng Zhao đã “bốc hơi” đến tận 80% từ 95,8 tỷ USD về chỉ còn 10,2 tỷ USD.

 

CZ "Đá xoáy" Sam FTX nợ tiền Voyager

08/07/2022
Hà Phương bigtrade
Hà Phương bigtrade
CZ Binance và Sam FTX “khẩu chiến” vì vấn đề “giải cứu thị trường”
x

“Cuộc khủng hoảng thanh khoản” hiện tại trên thị trường tiền mã hóa đang khiến nhiều tổ chức “đứng ngồi không yên” vì lo sợ bị liên đới với Three Arrows Capital (3AC) – quỹ đầu tư tiền mã hóa đã vỡ nợ và phải tuyên bố phá sản. Trong khi đó, những đơn vị không bị ảnh hưởng thì cũng băn khoăn không biết có nên đứng ra cứu giúp thị trường hay không.

Đại diện cho hai lối trường phái trên rõ ràng nhất chính là Binance và FTX, hai sàn giao dịch thuộc hàng top thị trường, đứng đầu lần lượt bởi CEO Changpeng Zhao (CZ) và CEO Sam Bankman-Fried (SBF).

Nhân vật đã ra tay “giải cứu” thị trường trong thời gian qua là tỷ phú Sam Bankman-Fried thông qua các công ty do ông quản lý, gồm sàn giao dịch FTX và quỹ Alameda Research. Cụ thể, FTX đã cho BlockFi vay 400 triệu USD, còn Alameda cho Voyager vay 485 triệu USD. Ông Bankman-Fried tuyên bố phải làm vậy để ngăn cản sự sụp đổ dây chuyền trên thị trường, song thừa nhận sẽ có thêm các công ty phá sản và được cho là đã từ chối trợ giúp Celsius vì nền tảng lending này đang lỗ đến 2 tỷ USD.

Ở chiều ngược lại, CEO Changpeng Zhao của Binance thì tuyên bố không phải công ty tiền mã hóa nào đang gặp khó khăn cũng đáng được “giải cứu”, dù Binance nhận được từ 50-100 đề nghị mỗi ngày. CZ thậm chí đăng hẳn một bài blog lập luận rằng những dự án có mô hình kinh doanh không bền vững thì xứng đáng sụp đổ và sàn sẽ không đứng ra giải cứu chúng.

Mâu thuẫn giữa hai bên đã “bùng nổ” trong buổi tối ngày 07/07 qua chuỗi hội thoại trên Twitter.

Người “nổ phát súng” đầu tiên chính là CEO Binance Changpeng Zhao, bình luận “đá xoáy” phía Sam Bankman-Fried về việc công ty Voyager đệ đơn phá sản dù đã được Alameda bơm tiền, rồi để lộ ra rằng Alameda cũng đang nợ tiền Voyager.

“Vậy là 3AC nợ Voyager vài trăm triệu USD, rồi phá sản. FTX/Alameda cho 3AC vay tiền, nhưng không thể cứu nổi nó.

Alameda tiếp đó đầu tư vào Voyager, rồi vay 377 triệu USD cũng từ Voyager…ok…

Voyager phá sản. Vậy là FTX có “giải cứu” họ hay là trả lại nợ không?

Có ai thấy rối như canh hẹ không?”

CZ còn chia sẻ một đoạn tin nhắn với một nhân vật không rõ danh tính mà được ông viết là “nổi tiếng trong ngành” vào ngày 12/06. Theo đó, vị CEO của Binance đã từ chối đề nghị hỏi vay 120 triệu USD dù được cam kết thế chấp 4 tỷ USD tài sản và trả lãi đầy đủ. Ông Changpeng Zhao khẳng định Binance sẽ không mạo hiểm với những thương vụ với số tiền lớn như vậy.

Phía Sam Bankman-Fried ngay lập tức đáp trả trên Twitter:

“Rất vui mỗi khi thấy có người sẵn sàng giúp đỡ thị trường (dù là có giả vờ đi chăng), nhưng ước gì họ đi hỏi đội ngũ pháp lý của mình về quy trình phá sản thực tế diễn ra như thế nào… hoặc chí ít là liên hệ để xác nhận thông tin rõ ràng. Tôi luôn sẵn sàng giải đáp cho họ”.

Đây là diễn biến mới nhất về “mối thâm thù” giữa Binance và FTX, vốn đã bắt đầu từ tận năm 2019. Tháng 11 năm ấy, Binance khởi kiện FTX với cáo buộc tấn công thao túng, đòi bồi thường 150 triệu USD. Một tháng sau, cả hai hòa giải và hợp tác, theo đó Binance đầu tư vào cổ phần của FTX. Nền tảng của CEO CZ cũng niêm yết sản phẩm token đòn bẩy của FTX.

Song, chỉ vài tháng sau, Binance hủy niêm yết các token này vì “bảo vệ lợi ích của người dùng”, để rồi tạo ra sản phẩm đòn bẩy của riêng mình sau đó ít lâu. Đến giữa năm 2021, FTX mua lại toàn bộ cổ phần của Binance trong sàn, chính thức chấm dứt mối quan hệ giữa hai bên.

CZ và SBF từ đó đã không còn xuất hiện chung tại bất kỳ sự kiện nào, thậm chí là không còn chụp chung với nhau tấm hình nào nữa.

Tài sản của hai vị tỷ phú crypto cũng đã giảm đáng kể sau 2 tháng thị trường tiền mã hóa lao dốc. Theo thống kê của Bloomberg tính đến ngày 13/06, trong khi tài sản của Sam Bankman-Fried giảm 41% từ mức 15,1 tỷ USD của tháng 11/2021 về chỉ còn 8,9 tỷ USD, tài sản của Changpeng Zhao đã “bốc hơi” đến tận 80% từ 95,8 tỷ USD về chỉ còn 10,2 tỷ USD.

 

0 bình luận, đánh giá về CZ "Đá xoáy" Sam FTX nợ tiền Voyager

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
x
0.05856 sec| 828.211 kb